Thời gian làm việc: T2-T6 / 8h00 – 17h00

|

Liên hệ: 0935 925 068 - 0236 3656799

| Ngôn ngữ:

Điện thoại: 0935 925 068

Ngôn ngữ:

Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Tòa Án

12/10/2022

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án là gì?

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án (một trong các hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh) là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán Nhà nước, nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế, hay nói khác đi, các tranh chấp kinh doanh, thương mại được giao cho Tòa án giải quyết theo trình tự gọi là Tố tụng Tòa án.

Nhắc đến giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng Tòa án, thì điều quan trọng nhất là xác định thẩm quyền của tòa án, trong đó, chỉ có những tranh chấp được quy định tại Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự thì Tòa án mới giải quyết, cụ thể:

“1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

3. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.

4. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

5. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.“

Bên cạnh việc xác định về thẩm quyền theo vụ việc, phương thức này còn đòi hỏi phải xác định chính xác tòa án theo lãnh thổ và tòa án theo cấp.

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án

Các bước giải quyết của Tòa án trong vụ án kinh doanh thương mại

Theo Điều 191 BLTTDS 2015, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Thẩm phán chỉ thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc thụ lý vụ án.

Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án bảo đảm nguyên tắc vô tư, khách quan, ngẫu nhiên.

Các doanh nghiệp cần hiểu rõ về các bước giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án.

MCAC mong rằng qua bài viết trên có thể giúp doanh nghiệp có cái nhìn rõ hơn về giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án. Nếu có vấn đề cần tư vấn hãy liên hệ với MCAC - Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài chuyên giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng hình thức trọng tài quy chế, hòa giải thương mại.

Tin liên quan

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI THỂ HIỆN TRONG QUYẾT ĐỊNH SỐ 08/2021/QĐ-PQTT NGÀY 30/9/2021 CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
28 06/2025

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI THỂ HIỆN TRONG QUYẾT ĐỊNH SỐ 08/2021/QĐ-PQTT NGÀY 30/9/2021 CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Quyết định số 08/2021/QĐ-PQTT ngày 30/9/2021 của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội đã bác yêu cầu hủy Phán quyết Trọng tài giữa Công ty HTK và Công ty ĐL liên quan đến gói thầu mua sắm than. Phân tích chi tiết các vấn đề về nguyên tắc pháp lý trong trọng tài thương mại và nhận định của Tòa án.

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI THỂ HIỆN TRONG QUYẾT ĐỊNH SỐ 300/2021/QĐ-PQTT NGÀY 09/3/2021 CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH [1]
20 06/2025

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI THỂ HIỆN TRONG QUYẾT ĐỊNH SỐ 300/2021/QĐ-PQTT NGÀY 09/3/2021 CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH [1]

Quyết định số 300/2021/QĐ-PQTT ngày 09/3/2021 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã bác yêu cầu huỷ bỏ phán quyết trọng tài giữa Công ty F và Công ty H, khẳng định quy trình tố tụng được thực hiện đúng quy định của Luật Trọng tài Thương mại.

Liên hệ với TRUNG TÂM TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI MIỀN TRUNG