Thời gian làm việc: T2-T6 / 8h00 – 17h00

|

Liên hệ: 0935 925 068 - 0236 3656799

| Ngôn ngữ:

Số điện thoại: 0935 925 068

Ngôn ngữ:

Hỏi - Đáp một số vấn đề về gộp Đơn khởi kiện

17/12/2021

HỎI – ĐÁP MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GỘP ĐƠN KHỞI KIỆN

Câu hỏi 01: Trung tâm Trọng tài Thương mại Miền Trung (MCAC) có quy định về gộp Đơn khởi kiện khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài không?

Trả lời: Điều 6 Quy tắc Tố tụng của MCAC quy định vấn đề tranh chấp từ nhiều hợp đồng có gộp đơn khởi kiện khi “các yêu cầu khởi kiện phát sinh từ hoặc liên quan đến nhiều hơn một hợp đồng có thể được gộp trong một Đơn khởi kiện để được giải quyết trong một vụ tranh chấp cho dù các yêu cầu đó được lập trên cơ sở một hoặc nhiều thoả thuận trọng tài”.

 

Câu hỏi 02: Tình huống pháp lý ví dụ về việc gộp nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp vào giải quyết trong cùng một vụ kiện (gộp Đơn khởi kiện) tại trung tâm trọng tài?

Trả lời: Một số ví dụ về tình huống gộp Đơn khởi kiện tại trung tâm trọng tài:

Ví dụ 01: Giữa Bên A và Bên B ký kết 5 hợp đồng mua bán hàng hoá. Trong quá trình thực hiện hợp đồng thì Hai Bên đã phát sinh tranh chấp. Bên A đã khởi kiện Bên B về việc thực hiện 5 hợp đồng trên trong cùng một Đơn kiện gửi đến Trung tâm trọng tài D.

Ví dụ 02: Ngân hàng A và khách hàng B ký kết một hợp đồng tín dụng về một khoản vay (Hợp đồng số 01), bên cạnh đó giữa Ngân hàng A với Bên C ký kết một hợp đồng bảo đảm cho khoản vay của khách hàng B (Hợp đồng số 02). Quá trình thực hiện Hợp đồng số 01 thì phát sinh tranh chấp về nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của khách hàng B. Ngân hàng A đã kiện đồng thời 2 bị đơn là khách hàng B và Bên C do tranh chấp liên quan đến Hợp đồng số 01 và Hợp đồng số 02 trong cùng một đơn kiện gửi đến Trung tâm trọng tài D.

Trong các ví dụ trên, hợp đồng giữa các bên đều có thoả thuận trọng tài với nội dung tương tự nhau về trung tâm trọng tài giải quyết tranh chấp, cũng như các nội dung thoả thuận trọng tài khác (địa điểm giải quyết tranh chấp, ngôn ngữ…) (nếu có).

 

Câu hỏi 03: Pháp luật Trọng tài thương mại quy định thế nào về vấn đề gộp Đơn khởi kiện?

Trả lời: Khoản 4 Điều 7 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Trọng tài thương mại (Nghị quyết số 01/2014) quy định về vấn đề gộp Đơn khởi kiện như sau: “Việc gộp nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp để giải quyết trong cùng một vụ kiện được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Các bên thỏa thuận đồng ý gộp nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp vào giải quyết trong cùng một vụ kiện;

- Quy tắc tố tụng trọng tài cho phép gộp nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp vào giải quyết trong cùng một vụ kiện.

 

Câu hỏi 04. Các tiêu chí để có thể gộp Đơn khởi kiện?

Trả lời: Căn cứ vào các quy định pháp luật có liên quan, để được gộp nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp vào giải quyết trong cùng một vụ kiện phải dựa trên nhiều tiêu chí. Có 02 trường hợp như sau:

- Trường hợp thứ nhất: Nhiều hợp đồng nhưng chỉ có một thỏa thuận Trọng tài.

Nghĩa là, nếu chỉ có một thỏa thuận trọng tài có thể sẽ được gộp vào một Đơn khởi kiện.

Chẳng hạn, trong hợp đồng chính có thỏa thuận trọng tài, các hợp đồng phụ đều được dẫn chiếu đến thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng chính.

Hoặc là có nhiều hợp đồng với nhiều thỏa thuận trọng tài, nhưng khi các bên xảy ra tranh chấp, các bên đều thống nhất giải quyết trong cùng một vụ kiện, đây được coi như là gộp thành hay là thống nhất thành một thỏa thuận trọng tài.

- Trường hợp thứ hai: Giữa các bên cùng ký kết nhiều hợp đồng với nhiều thỏa thuận trọng tài. Để có thể gộp được, cần phải có thêm 2 yếu tố:

+ Các thỏa thuận trọng tài giữa các bên phải có sự tương thích: Các nội dung tại các thỏa thuận trọng tài về địa điểm giải quyết tranh chấp, Hội đồng Trọng tài, ngôn ngữ trọng tài, luật áp dụng giải quyết tranh chấp,… giống nhau hoặc không mâu thuẫn nhau…

  + Các tranh chấp có cùng quan hệ pháp lý: Tranh chấp trong cùng mối quan hệ pháp lý về hàng hóa hoặc về cung ứng dịch vụ,...

 

Câu 05: Thoả thuận trọng tài mẫu cho việc gộp nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp vào giải quyết trong cùng một vụ kiện trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng:

“Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến Hợp đồng này và hợp đồng bảo đảm cho nghĩa vụ theo Hợp đồng này (nếu có) được gộp vào để giải quyết trong cùng một vụ tranh chấp tại Trung tâm Trọng tài Thương mại Miền Trung (MCAC)”

 

 

 

 

Tin liên quan

VTV8 - CÔNG DÂN VÀ PHÁP LUẬT: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
22 04/2024

VTV8 - CÔNG DÂN VÀ PHÁP LUẬT: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

Với mục tiêu nâng cao chất lượng và phát triển phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, Trung tâm Trọng tài Thương mại Miền Trung (MCAC) cùng Đài Truyền hình Việt Nam tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên (VTV8) tổ chức chương trình Công dân và Pháp luật với chủ đề “Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài như thế nào”.

Liên hệ với TRUNG TÂM TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI MIỀN TRUNG