Thời gian làm việc: T2-T6 / 8h00 – 17h00

|

Liên hệ: 0935 925 068 - 0236 3656799

| Ngôn ngữ:

Điện thoại: 0935 925 068

Ngôn ngữ:

Hỏi - Đáp một số vấn đề về Phán quyết trọng tài

29/09/2021

HỎI - ĐÁP MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI

 

Câu hỏi 1. Phán quyết trọng tài là gì?

Trả lời:  Theo khoản 10 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010, phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài.

 

Câu hỏi 2. Phán quyết trọng tài được lập dựa trên nguyên tắc nào?

Trả lời:  Theo Điều 60 Luật Trọng tài thương mại 2010 và Điều 31 Quy tắc Tố tụng của MCAC quy định: Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số. Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài.

 

Câu hỏi 3. Phán quyết trọng tài được lập bằng hình thức nào? Bao gồm những nội dung gì?

Trả lời: Theo khoản 1, 2 Điều 61 Luật Trọng tài thương mại 2010 và khoản 1, 2 Điều 32 Quy tắc Tố tụng của MCAC quy định: Phán quyết trọng tài phải được lập bằng văn bản và có các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Ngày, tháng, năm và địa điểm lập phán quyết trọng tài;
  • Tên, địa chỉ của Nguyên đơn và Bị đơn;
  • Họ, tên, địa chỉ của Trọng tài viên;
  • Tóm tắt đơn khởi kiện và các vấn đề tranh chấp;
  • Căn cứ để ra phán quyết trọng tài, trừ khi các bên có thoả thuận không cần nêu căn cứ trong phán quyết trọng tài;
  • Kết quả giải quyết tranh chấp;
  • Thời hạn thi hành phán quyết trọng tài;
  • Phân bổ chi phí trọng tài và các chi phí khác có liên quan;
  • Chữ ký của Trọng tài viên.

Bên cạnh đó, khi có Trọng tài viên không ký tên vào Phán quyết trọng tài, Chủ tịch Hội đồng trọng tài phải ghi việc này trong phán quyết trọng tài và nêu rõ lý do. Trong trường hợp này, phán quyết trọng tài vẫn có hiệu lực.

 

Câu hỏi 4. Phán quyết trọng tài có bị kháng cáo, kháng nghị không?

Trả lời:  Khoản 5 Điều 4, khoản 5 Điều 61 Luật Trọng tài thương mại 2010 và khoản 5 Điều 32 Quy tắc Tố tụng của MCAC quy định: Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

 

Câu hỏi 5. Phán quyết trọng tài bị hủy trong các trường hợp nào?

Trả lời:  Khoản 2 Ðiều 68 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
  • Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;
  • Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ;
  • Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;
  • Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

 

Câu hỏi 6. Thời hạn để yêu cầu hủy phán quyết trọng tài được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo Điều 69 Luật Trọng tài thương mại 2010, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp phán quyết bị hủy theo luật định, thì có quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp. Trường hợp gửi đơn quá hạn vì sự kiện bất khả kháng thì thời gian có sự kiện bất khả kháng không được tính vào thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.

 

Câu hỏi 7. Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định thế nào về thi hành phán quyết trọng tài?

Trả lời:  Ðiều 66, 67 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về thi hành phán quyết trọng tài như sau:

Hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài theo quy định tại Điều 69 của Luật này, bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.

Đối với phán quyết của Trọng tài vụ việc, bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài sau khi phán quyết được đăng ký theo quy định tại Điều 62 của Luật này.

Phán quyết trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

 

Tin liên quan

CHƯƠNG TRÌNH TỌA ĐÀM LAW GEARS
22 10/2024

CHƯƠNG TRÌNH TỌA ĐÀM LAW GEARS

Vào ngày 18/10/2024, tại trường Đại học Gia Định đã diễn ra Sự kiện tọa đàm “Law Gears” lần 2 do khoa Khoa học Xã hội - Ngôn ngữ quốc tế tổ chức. Chương trình có sự tham gia chia sẻ của ThS. LS. Trọng tài viên Kiều Anh Vũ - Phó Chủ tịch Trung tâm, Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm Trọng tài Thương mại Miền Trung (MCAC).

[HỖ TRỢ SỰ KIỆN] VIETNAM: INTERNATIONAL ARBITRATION & CORPORATE CRIME SUMMIT
08 10/2024

[HỖ TRỢ SỰ KIỆN] VIETNAM: INTERNATIONAL ARBITRATION & CORPORATE CRIME SUMMIT

Vào ngày 30/10/2024, Legal Plus sẽ tổ chức sự kiện về trọng tài tại Việt Nam chủ đề: “The Vietnam: International Arbitration & Corporate Crime Summit”; ngôn ngữ Hội nghị: Tiếng Anh; địa điểm: New World Saigon Hotel.

Liên hệ với TRUNG TÂM TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI MIỀN TRUNG