Điện thoại: 0935 925 068
29/09/2021
HỎI - ĐÁP NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ
PHIÊN HỌP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI MCAC
Câu hỏi 1. Thời gian và địa điểm tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp do ai quyết định?
Trả lời: Khoản 1 Điều 25 Quy tắc Tố tụng của MCAC quy định: Thời gian và nơi tiến hành phiên họp giải quyết vụ tranh chấp do Hội đồng trọng tài quyết định, trừ khi các bên không có thoả thuận khác.
Câu hỏi 2. Thời gian báo trước ngày mở phiên họp giải quyết tranh chấp tại MCAC quy định như thế nào?
Trả lời: Khoản 2 Điều 25 Quy tắc Tố tụng của MCAC quy định: Giấy triệu tập tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp được Trung tâm gửi cho các bên chậm nhất là 15 ngày trước ngày mở phiên họp, trừ khi các bên không có thoả thuận khác.
Câu hỏi 3. Ngoài các bên trong tranh chấp thì những ai có được tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp?
Trả lời: Khoản 3 Điều 25 Quy tắc Tố tụng của MCAC quy định: Phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Các bên có quyền mời người làm chứng, mời người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp và phải thông báo cho Hội đồng trọng tài trước ngày mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp. Hội đồng trọng tài có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của một bên, có quyền mời tổ chức, cá nhân giám định, định giá tài sản và chuyên gia theo quy định tại Điều 19 của Quy tắc Tố tụng này tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp. Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng Trọng tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp.
Câu hỏi 4. MCAC quy định như thế nào về việc hoãn phiên họp giải quyết vụ tranh chấp?
Trả lời: Điều 26 Quy tắc Tố tụng của MCAC quy định những vấn đề liên quan về việc hoãn phiên họp giải quyết vụ tranh chấp như sau:
Hội đồng trọng tài quyết định chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu hoãn, thời hạn hoãn và thông báo cho các bên.
Câu hỏi 5. Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp nhưng vắng mặt thì Hội đồng trọng tài có tiếp tục giải quyết không?
Trả lời: Khoản 1 Điều 27 Quy tắc Tố tụng của MCAC quy định: Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp nhưng vắng mặt mà không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp giải quyết vụ tranh chấp mà không được Hội đồng trọng tài chấp thuận thì Hội đồng trọng tài vẫn tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp căn cứ vào tài liệu và chứng cứ hiện có.
Câu hỏi 6. Quy tắc Tố tụng của MCAC quy định như thế nào khi Nguyên đơn không tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp?
Trả lời: Khoản 1 Điều 27 Quy tắc Tố tụng của MCAC quy định: Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp giải quyết tranh chấp mà không được Hội đồng trọng tài chấp thuận thì được coi là đã rút Đơn khởi kiện. Trong trường hợp này, Hội đồng trọng tài chỉ tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp khi Bị đơn có yêu cầu hoặc có Đơn kiện lại.
Câu hỏi 7. Hội đồng Trọng tài có thể tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp khi một bên hoặc cả hai bên vắng mặt được không?
Trả lời: Khoản 3, 4 Điều 27 Quy tắc Tố tụng của MCAC quy định: Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài có thể căn cứ vào tài liệu và chứng cứ hiện có để tiến hành phiên họp giải quyết vụ tranh chấp mà không cần sự có mặt của các bên. Hội đồng trọng tài có thể tiến hành phiên họp giải quyết vụ tranh chấp kể cả khi có một bên yêu cầu được vắng mặt.
Vào ngày 18/10/2024, tại trường Đại học Gia Định đã diễn ra Sự kiện tọa đàm “Law Gears” lần 2 do khoa Khoa học Xã hội - Ngôn ngữ quốc tế tổ chức. Chương trình có sự tham gia chia sẻ của ThS. LS. Trọng tài viên Kiều Anh Vũ - Phó Chủ tịch Trung tâm, Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm Trọng tài Thương mại Miền Trung (MCAC).
Vào ngày 30/10/2024, Legal Plus sẽ tổ chức sự kiện về trọng tài tại Việt Nam chủ đề: “The Vietnam: International Arbitration & Corporate Crime Summit”; ngôn ngữ Hội nghị: Tiếng Anh; địa điểm: New World Saigon Hotel.