Thời gian làm việc: T2-T6 / 8h00 – 17h00

|

Liên hệ: 0935 925 068 - 0236 3656799

| Ngôn ngữ:

Số điện thoại: 0935 925 068

Ngôn ngữ:

Hỏi - Đáp về Thủ tục rút gọn tại Trung tâm Trọng tài Thương mại Miền Trung

02/11/2021

HỎI - ĐÁP VỀ THỦ TỤC RÚT GỌN TẠI

TRUNG TÂM TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI MIỀN TRUNG

 

Câu hỏi 1. Thủ tục rút gọn tại Trung tâm Trọng tài Thương mại Miền Trung là gì?

Trả lời: Thủ tục rút gọn tại Trung tâm Trọng tài Thương mại Miền Trung (MCAC) được hiểu là thủ tục tố tụng đặc biệt được áp dụng nhằm giải quyết các tranh chấp thương mại theo Quy tắc Tố tụng trọng tài của MCAC. Theo đó, đây là thủ tục chỉ rút ngắn so với thủ tục tố tụng trọng tài tại một số điểm, nhưng vẫn đảm bảo các bên tranh chấp giải quyết vụ án nhanh chóng, đảm bảo đúng pháp luật.

 

Câu hỏi 2. Khi nào thì các bên tranh chấp có thể áp dụng thủ tục rút gọn?

Trả lời: Tại khoản 1 Điều 37 Quy tắc Tố tụng trọng tài của MCAC quy định về điều kiện để Thủ tục rút gọn được áp dụng trong trường hợp nếu các bên có thỏa thuận áp dụng Thủ tục rút gọn để giải quyết tranh chấp.

 

Câu hỏi 3. Mẫu điều khoản Trọng tài cho Thủ tục rút gọn được thể hiện như thế nào?

Trả lời: Mẫu điều khoản Trọng tài cho Thủ tục rút gọn mà MCAC đưa ra như sau:

 “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến Hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm trọng tài Thương mại Miền Trung (MCAC) theo Quy tắc Tố tụng trọng tài của Trung tâm này.

Các bên thỏa thuận rằng tố tụng trọng tài sẽ được tiến hành theo Thủ tục rút gọn quy định tại Điều 37 của Quy tắc Tố tụng trọng tài của MCAC.

Địa điểm giải quyết tranh chấp là… (thành phố và/hoặc quốc gia).

Ngôn ngữ trọng tài là… (chỉ áp dụng trong trường hợp tranh chấp có yếu tố nước ngoài hoặc tranh chấp có ít nhất một bên là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; chỉ nêu một ngôn ngữ).

Luật áp dụng cho hợp đồng này là… (chỉ áp dụng đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài và trong trường hợp các bên không thỏa thuận về luật áp dụng trong một điều khoản khác)”.

 

Câu hỏi 4. Quy định về Thủ tục rút gọn có gì khác so với thủ tục trọng tài thông thường?

Trả lời: Tại khoản 2 Điều 37 Quy tắc Tố tụng trọng tài của MCAC, khi tiến hành Thủ tục rút gọn, các quy định sau được áp dụng:

- Hội đồng Trọng tài gồm Trọng tài viên duy nhất, trừ khi các bên có thỏa thuận khác;

- MCAC hoặc Hội đồng Trọng tài có thể rút ngắn bất kỳ thời hạn nào được quy định trong Quy tắc Tố tụng này;

- Hội đồng Trọng tài căn cứ vào tài liệu và chứng cứ hiện có để tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp mà không cần sự có mặt của các bên, trừ khi có sự phản đối của một bên. Hội đồng Trọng tài có thể tiến hành phiên họp giải quyết vụ tranh chấp bằng hình thức teleconference, videoconference hoặc các hình thức thích hợp khác, trừ khi có sự phản đối của một bên.

 

Câu hỏi 5. Thủ tục rút gọn có ý nghĩa và lợi ích như thế nào đối với các bên tranh chấp?

Trả lời: Ý nghĩa và lợi ích của việc áp dụng Thủ tục rút gọn đối với các bên:

- Trên cơ sở áp dụng Thủ tục rút gọn, với việc giải quyết vụ tranh chấp trong thời hạn được rút ngắn, trình tự tố tụng nhanh chóng, đơn giản thì sẽ giúp bảo vệ quyền và lợi ích của các bên một cách nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả.

 - Nếu không có thỏa thuận khác, Hội đồng Trọng tài chỉ gồm Trọng tài viên duy nhất. Quy định này đã rút ngắn thời gian đáng kể so với việc thành lập Hội đồng Trọng tài gồm 03 Trọng tài viên.

 - Dựa theo Biểu phí Trọng tài của MCAC, đối với vụ tranh chấp được giải quyết bởi Trọng tài viên duy nhất, mức phí trọng tài bằng 70% của phí trọng tài đối với trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi Hội đồng Trọng tài gồm 03 Trọng tài viên đối với cùng trị giá vụ tranh chấp.

- Dựa trên Quy tắc Tố tụng trọng tài của MCAC và xét theo tính chất, mức độ của từng vụ tranh chấp khác nhau, MCAC hoặc Hội đồng Trọng tài có thể rút ngắn bất kỳ thời hạn nào được quy định trong Quy tắc Tố tụng này. Qua đó, quy định này sẽ giúp cho việc giải quyết tranh chấp phù hợp với hoàn cảnh thực tế theo cách linh hoạt hơn, đồng thời đáp ứng với mong muốn của các đương sự.

- Quy tắc Tố tụng trọng tài của MCAC đã quy định việc Hội đồng Trọng tài căn cứ vào tài liệu và chứng cứ hiện có để tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp mà không cần sự có mặt của các bên, trừ khi có sự phản đối của một bên. Quy định này giúp cho các đương sự tiết kiệm thời gian và mọi chi phí có thể phát sinh (đi lại, ăn ở,…). Nhưng trong trường hợp, nếu một bên xét thấy điều này có thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của mình thì hoàn toàn có quyền phản đối và Hội đồng Trọng tài sẽ tiến hành phiên họp với sự tham dự của các bên.

 - Ngoài ra, Quy tắc Tố tụng trọng tài của MCAC cũng đã quy định về việc Hội đồng Trọng tài có thể tiến hành phiên họp giải quyết vụ tranh chấp bằng hình thức teleconference, videoconference hoặc các hình thức thích hợp khác, trừ khi có sự phản đối của một bên. Theo đó, quy định này giúp cho thủ tục tố tụng tiết kiệm thời gian và chi phí có thể phát sinh (đi lại, ăn ở,…). Bên cạnh đó, với tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp, quy định này đã giúp đẩy nhanh thời gian thủ tục tố tụng nhờ vào các công cụ công nghệ internet, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích của các đương sự.

Như vậy, có thể nói Thủ tục rút gọn có ý nghĩa quan trọng và mang lại những lợi ích rất thiết thực. Ngoài vấn đề trong việc có thể tiết kiệm thời gian, nhân lực hay chi phí của các bên và cả Trọng tài, Thủ tục rút gọn còn giúp vụ tranh chấp nhanh chóng được giải quyết, dứt điểm, bảo vệ quyền và lợi ích kịp thời của các đương sự với hiệu quả cao.

 

Câu hỏi 6. Chỉ với Trọng tài viên duy nhất có thể điều phối, giải quyết tranh chấp bằng Thủ tục rút gọn hiệu quả không?

Trả lời: Khi các bên có thỏa thuận áp dụng Thủ tục rút gọn, tại điểm a khoản 2 Điều 37 Quy tắc Tố tụng trọng tài của MCAC cho phép các bên trong vụ tranh chấp có thể thỏa thuận vụ tranh chấp được giải quyết bởi Hội đồng trọng tài gồm 03 Trọng tài viên, thỏa thuận này có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Tuy nhiên, trong trường hợp nếu các bên không thỏa thuận như vậy, Hội đồng trọng tài sẽ chỉ gồm Trọng tài viên duy nhất.

Ngoài ra, các Trọng tài viên thuộc Danh sách Trọng tài viên của MCAC đều cam kết tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp của Trọng tài viên. Bên cạnh đó, Danh sách Trọng tài viên của MCAC được đưa ra đều là những chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, uy tín và luôn đề cao tinh thần trách nhiệm trong xử lý công việc ở từng lĩnh vực hoạt động khác nhau, giúp cho các bên tranh chấp có đầy đủ mọi sự lựa chọn cho phù hợp với vụ tranh chấp.

Liên hệ với TRUNG TÂM TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI MIỀN TRUNG