Điện thoại: 0935 925 068
14/08/2021
VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI
TẠI TRUNG TÂM TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI MIỀN TRUNG (MCAC)
Ban Thư ký - MCAC
Bên cạnh chức năng giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại, nhằm giúp các doanh nhân giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn, hầu hết các tổ chức trọng tài thương mại, trong đó bao gồm cả MCAC đều tổ chức Hòa giải kết hợp cùng quá trình tố tụng Trọng tài.
Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh được hình thành dựa trên thỏa thuận của các bên tranh chấp. Trong quá trình hòa giải, bên thứ ba độc lập làm trung gian hỗ trợ các bên đàm phán, tìm kiếm giải pháp phù hợp để giải quyết xung đột. Cùng với Thương lượng và Trọng tài, Hoà giải thương mại được coi là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp thay thế được cộng đồng doanh nhân và các doanh nghiệp ưa chuộng.
Hoà giải thương mại trở thành phương thức giải quyết tranh chấp rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhờ các ưu điểm sau:
Trường hợp các bên đạt được kết quả hòa giải thành, hòa giải viên tại MCAC sẽ giúp các bên lập Văn bản về kết quả hòa giải thành. Văn bản này được xem xét công nhận và có hiệu lực thi hành đối với các bên theo quy định của pháp luật Dân sự.
Trong trường hợp không đạt được kết quả hòa giải thành, các bên vẫn có quyền yêu cầu MCAC giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại.
Mục đích của việc hòa giải là giải quyết tranh chấp giữa các bên, do các bên thỏa thuận, xuất phát từ sự nguyện. Vì thế, kết quả hòa giải thành chính là ý chí và nguyện vọng của các bên và do đó, kết quả hòa giải thường được các bên nghiêm túc thực hiện và ít bị cưỡng chế thi hành.
Với bản chất đề cao sự thiện chí cùng nhiều ưu điểm trong thực tiễn, Hòa giải thương mại là phương thức được MCAC khuyến khích áp dụng trong hầu hết các tranh chấp thương mại. Cùng sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hiện nay, phương thức này hứa hẹn sẽ giúp các tổ chức, cá nhân kinh doanh giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả nhất.
Ngày 06/9/2024, tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, đại diện Trung tâm Trọng tài Thương mại Miền Trung (MCAC) đã có buổi trao đổi cùng với các diễn giả là các Luật sư, Tiến sĩ, nhà khoa học, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn, cũng như trong việc tư vấn và đại diện cho nhiều doanh nghiệp giải quyết các tranh chấp kinh doanh tại các tỉnh trên khắp cả nước.
Ngày 06/9/2024, tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đã diễn ra lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Trọng tài Thương mại Miền Trung (MCAC) và Trường Đại học Luật, Đại học Huế.