Điện thoại: 0935 925 068
17/06/2022
KỶ NĂNG THIẾT LẬP ĐIỀU KHOẢN TRỌNG TÀI:
Phần 06: Lựa chọn ngôn ngữ và luật áp dụng giải quyết tranh chấp
trong điều khoản trọng tài.
Nguyễn Vĩnh Phú
Tổng Thư ký Trung tâm
Trọng tài Thương mại Miền Trung
Các bên không buộc phải thoả thuận chọn ngôn ngữ và luật áp dụng giải quyết tranh chấp trong điều khoản trọng tài. Nhưng nếu các bên đã quyết định chọn hoặc không chọn thì có một số nội dụng cần tham khảo như sau:
Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài là tiếng Việt và áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp[1].
Trừ trường hợp tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì vẫn có được thoả thuận về ngôn ngữ tố tụng, nếu không thoả thuận thì Hội đồng trọng tài sẽ quyết định.
Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng và luật áp dụng là do các bên thoả thuận[2], nếu không thoả thuận thì Hội đồng trọng tài sẽ quyết định.
Ngôn ngữ mà các bên lựa chọn ảnh hưởng đến tố tụng trọng tài thể hiện ở các khía cạnh như (1) Người tham gia trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp phải sử dụng ngôn ngữ đã được lựa chọn, nếu không thì phải có phiên dịch; (2) Tài liệu, hồ sơ cung cấp phải thuộc ngôn ngữ ấy, nếu bằng ngôn ngữ khác thì phải dịch thuật hợp pháp; (3) Hội đồng Trọng tài cũng bị ràng buộc khi sử dụng ngôn ngữ được các bên đã lựa chọn khi giải quyết tranh chấp, nên việc lựa chọn Trọng tài viên thuộc danh sách Trọng tài viên của các Trung tâm trọng tài thương mại cũng là yếu tố quan trọng không kém.
Những vi phạm tố tụng trọng tài trong việc áp dụng ngôn ngữ cũng có thể là căn cứ để một bên nào đó vin vào đó mà yêu cầu huỷ Phán quyết trọng tài, bởi điểm b Điều 68 Luật TTTM đã quy định rõ Phán quyết trọng tài bị huỷ nếu “thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên”.
Như vậy, khi thiết lập giao dịch với các chủ thể là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc quan hệ hợp đồng khi phát sinh tranh chấp được coi là tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì các bên nên căn nhắc chọn ngôn ngữ hoặc luật áp dụng cho phù hợp, bởi rào cản ngôn ngữ hoặc sự khác biệt của các hệ thống pháp luật sẽ tạo ra những bất lợi nếu như chúng ta không kiểm soát được cục diện. Bởi không ít tình huống nếu áp dụng pháp luật Việt Nam thì khả năng giành được ưu thế, thuận lợi về chứng cứ, nhân chứng… nhưng nếu áp dụng pháp luật nước ngoài sẽ có rất nhiều bất lợi, khả năng thắng kiện bị ảnh hưởng.
Phân tích quyết định số 1212/2023/QĐ-PQTT của Tòa án Nhân dân TP.HCM về việc không hủy Phán quyết Trọng tài trong tranh chấp hợp đồng giữa Công ty M và Công ty A. Bài viết sau sẽ làm rõ các luận điểm pháp lý và quan điểm của Hội đồng xét đơn.
Quyết định số 2515/2023/QĐ-PQTT ngày 29/11/2023 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh nêu rõ việc hủy phán quyết trọng tài do vi phạm quy định về thủ tục tố tụng, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bị đơn. Quyết định này thể hiện sự chặt chẽ trong việc đảm bảo tính công bằng và tuân thủ quy định pháp luật về trọng tài thương mại.