Thời gian làm việc: T2-T6 / 8h00 – 17h00

|

Liên hệ: 0935 925 068 - 0236 3656799

| Ngôn ngữ:

Số điện thoại: 0935 925 068

Ngôn ngữ:

CHUYÊN ĐỀ: NGÔN NGỮ TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI

18/10/2023

1. Nội dung vụ tranh chấp có liên quan

Hội đồng Trọng tài thuộc Trung tâm Trọng tài X đã giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ tư vấn thiết kế số C-SGN-EXT-19-005-B00 giữa Công ty TNHH A (Nguyên đơn) và Công ty V (Bị đơn).
Trong Hợp đồng, các bên thỏa thuận trường hợp xảy ra tranh chấp thì ngôn ngữ trọng tài được sử dụng là tiếng Anh hoặc/và tiếng Việt. 
Bị đơn khiếu nại đối với Quyết định của Hội đồng Trọng tài thuộc Trung tâm Trọng tài X đến Tòa án có thẩm quyền. Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã thụ lý đơn yêu cầu và thành lập Hội đồng xét đơn để giải quyết yêu cầu của Bị đơn.
Trong đơn yêu cầu hủy Phán quyết trọng tài, Công ty A cho rằng Trung tâm Trọng tài X đã dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ tố tụng trọng tài là không phù hợp với thỏa thuận của các bên và trái quy định pháp luật.
Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có thẩm quyền nhận định: Hội đồng Trọng tài đã vi phạm thủ tục trọng tài trong việc xác định ngôn ngữ để giải quyết vụ tranh chấp trên.

2. Bản án, quyết định

Quyết định số 1191/2021/QĐ-PQTT ngày 01/12/2021 của Tòa án nhân dân 
TP. Hồ Chí Minh

Căn cứ khoản 2 Điều 31, điểm a khoản 3 Điều 38, khoản Điều 414 và Điều 415 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015; 
Căn cứ khoản 1 Điều 43, Điều 68, khoản 1 Điều 69, Điều 71, Điều 72 Luật Trọng tài thương mại 2010;
Căn cứ Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định Luật Trọng tài Thương mại.

Nội dung vụ việc: 

Theo đơn yêu cầu ngày 06 tháng 05 năm 2021 của Công ty TNHH A trình bày như sau:
Ngày 07/4/2021 Trung tâm Trọng tài X đã ban hành phán quyết trọng tài số 49/20/HCM với quyết định:
-    Bị đơn Công ty V có trách nhiệm trả cho nguyên đơn Công ty TNHH A tổng số tiền 8.875.130.030 đồng, trong đó:
+ Thanh toán cho các hóa đơn chưa thanh toán số: 37, 38, 91, 193, 87, 88, 89, 189, 9, 93, 94, 95, 190, 86, 92 tương đương với 7.702.211.000 đồng;
+ Thanh toán phí phát sinh do cắt giảm khối lượng công việc tại Hợp đồng tương đương với 1.007.073.815 đồng;
+ Thanh toán phí trọng tài 165.845.215 đồng.

-    Bị đơn Công ty V có nghĩa vụ thanh toán số tiền nêu trên trong vòng 30 ngày kể từ ngày của Phán quyết này. Trong trường hợp bị đơn Công ty V không thanh toán thì số phải trả tiền lãi chậm thanh toán trên số tiền phải thanh toán đối với thời gian chậm thanh toán theo Điều 357 và 468.2 Bộ luật dân sự 2015.
Không đồng ý với phán quyết trên, Công ty V yêu cầu hủy Phán quyết trọng tài vụ tranh chấp số 49/20/HCM ngày 07/04/2021 của Hội đồng Trọng tài thuộc Trung tâm Trọng tài X vì:
Do Hợp đồng dịch vụ tư vấn thiết kế số C-SGN-EXT-19- | 005-B00 được lập bằng tiếng Việt và hai bên có thỏa thuận trong Hợp đồng là sử dụng tiếng Việt trong thủ tục trọng tài nên ngay sau khi nhận được Thông báo ngày 23/06/2020 của Trung tâm X về việc thụ lý vụ tranh chấp số 49/20 HCM, Công ty V đã có đơn yêu cầu lựa chọn tiếng Việt làm ngôn ngữ tô tụng trọng tài (Đơn yêu cầu gia hạn thời hạn gửi bản tự bảo vệ, chi định trọng tài viên và ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài ngày 20/07/2020). Tuy nhiên, sau đó Trọng tài viên đã quyết định sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ tố tụng trọng tài bất chấp sự phản đối của Công ty V tại Bản tự bảo vệ ngày 28/08/2020, văn bản ngày 14/10/2020 và tại phiên họp giải quyết vụ tranh chấp.
Việc Trọng tài viên duy nhất chi sử dụng tiếng Anh trong thủ tục tố tụng trọng tài là không phù hợp với thỏa thuận của các bên tại Điều 9.3 của Hợp đồng, trái với quy định tại khoản 1 Điều 4, khoản 2 Điều 10 Luật Trọng tài thương mại 2010, khoản 2 Điều 23 Quy tắc tố tụng của Trung tâm X. Hậu quả là Công ty V đã gặp phải rất nhiều khó khăn, bất lợi trong quá trình tố tụng trọng tài và trong phán quyết trọng tài.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

Người yêu cầu cho rằng Trung tâm trọng tài đã dùng ngôn ngữ tiếng Anh trong phiên họp là vi phạm nguyên tắc bình đẳng. Xét, do Hợp đồng dịch vụ tư vấn thiết kế số C-SGN-EXT-19-005-300 được lập bằng tiếng Việt và hai bên có thỏa thuận trong Hợp đồng là sử dụng tiếng Anh hoặc/và tiếng Việt trong thủ tục trọng tài nên ngay sau khi nhận được Thông báo ngày 23/06/2020 của X về việc thụ lý vụ tranh chấp số 49/20 HCM, Công ty V đã có đơn yêu cầu lựa chọn tiếng Việt làm ngôn ngữ tố tụng trọng tài (Đơn yêu cầu gia hạn thời hạn gửi bản bảo vệ, chi định trọng tài viên và ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài ngày 20/07/2020). Tuy nhiên, sau đó Trọng tài viên đã quyết định sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ tố tụng trọng tài bất chấp sự phản đối của Công ty V tại Bản tự bảo vệ ngày 28/08/2020, văn bản ngày 14/10/2020 và tại phiên họp giải quyết vụ tranh chấp. Tại khoản 2 Điều 23 của Quy tắc Trọng tài của X thì “Đối với những tranh chấp có yếu tố nước ngoài hoặc vụ tranh chấp trong đó có ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì ngôn ngữ trọng tài do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp các bên 2 không có thỏa thuận, Hội đồng Trọng tài quyết định ngôn ngữ hoặc các ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài, có tính đến các yêu tố có liên quan bao gồm ngôn ngữ của hợp đồng”. Tại Điều 9.3 của Hợp đồng các bên thỏa thuận trong trường hợp xảy ra tranh chấp thì ngôn ngữ trọng tài là tiếng Anh hoặc/và tiếng Việt. Như vậy, các bên thỏa thuận ngôn ngữ trọng tài là tiếng Anh hoặc /và tiếng Việt được hiểu là cả hai ngôn ngữ. Ngay khi Trung tâm trọng tài X ban hành quyết định chỉ định trọng tài viên và ngôn ngữ trọng tài, phía bị đơn đã phản đối, trong suốt quá trình tố tụng trọng tài, bị đơn tiếp tục thực hiện quyền phản đối này. Trong vụ việc này, bên nguyên đơn là doanh nghiệp nước ngoài có quốc tịch Hồng Kong, bị đơn là doanh nghiệp Việt Nam, hợp đồng giữa các bên bằng tiếng Việt, quá trình trao đổi thực hiện hợp đồng cũng bằng tiếng Việt. Do đó, bị đơn phản đối ngôn ngữ của trình trọng tài duy nhất bằng tiếng Anh là có căn cứ. Tại phiên họp cũng không có phiên dịch tiếng Việt, điều này chưa đảm bảo tính công bằng, tự nguyện của các bên trong quá trình giải quyết, vi phạm trên.

QUYẾT ĐỊNH:

1. Chấp nhận yêu cầu của Công ty V. Hủy Phán quyết trọng tài số 49/20 HCM do Trung tâm Trọng tài X ban hành ngày 07/04/2021.
2. Công ty V không phải chịu lệ phí. 
3. Quyết định này là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, tức ngày 01 tháng 12 năm 2021. Các bên, Hội đồng Trọng tài không có quyền khiếu nại, kháng cáo, Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị

3. Nội dung bình luận​

Trong thực tiễn hiện nay, pháp luật hiện hành cho phép các bên thỏa thuận lựa chọn ngôn ngữ để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề này thì có những trường hợp xảy ra mà pháp luật hiện chưa có văn bản quy định cụ thể trong việc giải quyết tranh chấp, đó là khi có thỏa thuận trọng tài nhưng lại không xác định rõ ràng

Trong Vụ tranh chấp trên, Bị đơn cho rằng:

-    Hợp đồng dịch vụ tư vấn thiết kế số C-SGN-EXT-19-005-300 được lập bằng tiếng Việt và hai bên có thỏa thuận trong Hợp đồng là sử dụng tiếng Việt trong thủ tục trọng tài.
-    Công ty V đã có đơn yêu cầu lựa chọn tiếng Việt làm ngôn ngữ tố tụng trọng tài
-    Tuy nhiên, Trọng tài viên đã quyết định sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ tố tụng trọng tài bất chấp sự phản đối của Bị đơn trong Bản tự bảo vệ và tại phiên họp giải quyết tranh chấp.
​​​​​​-    Việc Trọng tài viên duy nhất chỉ sử dụng tiếng Anh trong thủ tục tố tụng trọng tài là không phù hợp với thỏa thuận của các bên tại Điều 9.3 của Hợp đồng.


Vấn đề đặt ra ở đây là: Việc Bị đơn yêu cầu hủy phán quyết Trọng tài vì cho rằng Trọng tài sử dụng tiếng Anh trong tố tụng trọng tài là trái với quy định Luật trọng tài, Quy tắc trọng tài của Trung tâm Trọng tài X và thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng có đúng không?

Hội đồng xét đơn của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhận thấy, việc Bị đơn là Công ty V cho rằng Trung tâm trọng tài X đã dùng ngôn ngữ tiếng Anh trong phiên họp là vi phạm nguyên tắc bình đẳng là có cơ sở pháp lý.
Hội đồng xét đơn chấp nhận yêu cầu của Bị đơn dựa trên các căn cứ sau đây:

Thứ nhất, Hợp đồng dịch vụ tư vấn thiết kế số C-SGN-EXT-19-005-300 được lập bằng tiếng Việt và hai bên có thỏa thuận trong trường hợp xảy ra tranh chấp thì ngôn ngữ trọng tài là tiếng Anh hoặc/và tiếng Việt. Như vậy, các bên thỏa thuận ngôn ngữ trọng tài là tiếng Anh hoặc/và tiếng Việt được hiểu là cả hai ngôn ngữ.
Theo đó, sau khi nhận được thông báo về việc thụ lý Vụ tranh chấp của Trung tâm trọng tài X thì Bị đơn đã có yêu cầu lựa chọn tiếng Việt làm ngôn ngữ tố tụng trọng tài.

Thứ hai, Bị đơn đã có sự phản đối trong Bản tự bảo vệ về việc sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ trong tố tụng trọng tài. Ngoài ra, trong suốt quá trình tố tụng trọng tài, Công ty V đã tiếp tục thực hiện quyền phản đối thông qua các văn bản gửi kèm cũng như tại phiên họp giải quyết Vụ tranh chấp. Tuy nhiên, Trọng tài viên vẫn quyết định sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ tố tụng trọng tài bất chấp sự phản đối từ phía Bị đơn.

Thứ ba, Nguyên đơn trong Vụ tranh chấp trên là doanh nghiệp nước ngoài có quốc tịch Hồng Kong, Bị đơn là doanh nghiệp Việt Nam. Đối chiếu với quy định tại Khoản 2 Điều 10 Luật Trọng tài thương mại 2010: “Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do Hội đồng Trọng tài quyết định”.

Ngoài ra, căn cứ theo khoản 2 Điều 23 của Quy tắc Trọng tài của Trung tâm trọng tài X cũng có quy định “Đối với những tranh chấp có yếu tố nước ngoài hoặc vụ tranh chấp trong đó có ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì ngôn ngữ trọng tài do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, Hội đồng Trọng tài quyết định ngôn ngữ hoặc các ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài, có tính đến các yếu tố có liên quan bao gồm ngôn ngữ của hợp đồng”. 

Xét thấy Hợp đồng giữa các bên bằng tiếng Việt và quá trình trao đổi thực hiện hợp đồng cũng bằng tiếng Việt, đồng thời giữa các bên đã có thỏa thuận sử dụng ngôn ngữ bằng tiếng Việt nên việc Bị đơn phản đối ngôn ngữ của quá trình trọng tài duy nhất bằng tiếng Anh là có căn cứ. 

Thứ tư, tại phiên họp giải quyết tranh chấp cũng không có phiên dịch tiếng Việt. Do đó, điều này chưa đảm bảo được tính công bằng, tự nguyện của các bên trong quá trình giải quyết, vi phạm thủ tục trọng tài.

Từ những căn cứ pháp lý trên, Hội đồng xét đơn kết luận: Hội đồng Trọng tài đã vi phạm thủ tục trọng tài trong việc xác định ngôn ngữ để giải quyết Vụ tranh chấp trên.

Theo diễn biến thực tế của Vụ tranh chấp, Nguyên đơn và Bị đơn đã có thỏa thuận sử dụng tiếng Anh hoặc/và tiếng Việt làm ngôn ngữ trong tố tụng trọng tài khi có tranh chấp xảy ra. Tuy nhiên, sau đó Trọng tài viên đã quyết định sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ tố tụng trọng tài bất chấp sự phản đối của Công ty V tại Bản tự bảo vệ và tại phiên họp giải quyết Vụ tranh chấp. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Trọng tài thương mại 2010: “Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội”. 
Dựa theo những căn cứ pháp lý trên kết hợp cùng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 68 Luật Trọng tài thương mại 2010 về các căn cứ hủy phán quyết trọng tài: “Thành phần Hội đồng Trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này”. Hội đồng xét đơn chấp nhận yêu cầu của Bị đơn, hủy phán quyết trọng tài do Trung tâm Trọng tài X ban hành.
Như vậy, đây là vụ việc thực tế mà các bên cần cân nhắc, xem xét trong quá trình xảy ra tranh chấp. Trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, việc xác định ngôn ngữ cần đảm bảo sự tôn trọng, quyền tự định đoạt và sự thuận lợi cho các bên tranh chấp. Qua đó, đảm bảo tính công bằng trong việc xét xử theo thủ tục tố tụng trọng tài. 

Có thể bạn quan tâm: Ngôn ngữ trong tố tụng trọng tài

Trên đây là bài viết về vấn đề vi phạm thủ tục trọng tài trong việc xác định ngôn ngữ để giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ. Chi tiết xin liên hệ: hotline 0935 925 068 hoặc email contact@mcac.vn. 

Tin liên quan

TẠI SAO DOANH NGHIỆP KHU VỰC MIỀN TRUNG – TÂY NGUYÊN NÊN CHỌN TRUNG TÂM TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI MIỀN TRUNG
26 04/2024

TẠI SAO DOANH NGHIỆP KHU VỰC MIỀN TRUNG – TÂY NGUYÊN NÊN CHỌN TRUNG TÂM TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI MIỀN TRUNG

Bài viết này trình bày những lý do tại sao các doanh nghiệp tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên nên cân nhắc lựa chọn Trung tâm Trọng tài Thương mại Miền Trung (MCAC) làm đối tác chiến lược. Từ sự thuận tiện địa lý đến uy tín và chuyên nghiệp trong việc giải quyết tranh chấp thương mại, bài viết sẽ phân tích chi tiết những lợi ích mà MCAC mang lại cho các doanh nghiệp trong khu vực.

10 THUẬT NGỮ LATIN THÔNG DỤNG TRONG TRỌNG TÀI QUỐC TẾ
09 04/2024

10 THUẬT NGỮ LATIN THÔNG DỤNG TRONG TRỌNG TÀI QUỐC TẾ

Trong pháp luật quốc tế nói chung và trọng tài thương mại quốc tế nói riêng, thỉnh thoảng các thuật ngữ Latin được nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia, người hành nghề thực tiễn (trọng tài viên, Luật sư,…) đề cập đến.

Liên hệ với TRUNG TÂM TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI MIỀN TRUNG