Điện thoại: 0935 925 068
21/03/2022
KỶ NĂNG THIẾT LẬP ĐIỀU KHOẢN TRỌNG TÀI
MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUA THỰC TIỄN
GIẢI QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI VÀ TOÀ ÁN
Nguyễn Vĩnh Phú
Tổng Thư ký Trung tâm
Trọng tài Thương mại Miền Trung
Điều khoản trọng tài không bao giờ có khuôn mẫu thống nhất cho mọi công ty, tập đoàn với sự khác biệt về mô hình, quy mô, phạm vi hoạt động…Nên việc xây dựng điều khoản trọng tài đảm bảo được tính luật định và thoả thuận phù hợp với đặc thù của mỗi loại hình doanh nghiệp là rất quan trọng.
Theo quy định của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì “tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài”[1]. Như vậy thoả thuận trọng tài là điều kiện để các bên trao quyền cho trọng tài giải quyết tranh chấp hợp đồng của mình. Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng[2].
Theo thực tế diễn ra thì thoả thuận trọng tài có hai loại cơ bản: Điều khoản trọng tài trong hợp đồng (chưa phát sinh tranh chấp) và thoả thuận giải quyết tranh chấp đã phát sinh bằng trọng tài. Trong đó thì điều khoản trọng tài là phổ biến và phần lớn tranh chấp kinh doanh, thương mại được giải quyết bằng trọng tài dựa trên điều khoản này.
Chúng ta thử tham khảo một số điều khoản trọng tài mà các trung tâm trọng tài thương mại đưa khuyến nghị.
Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đưa ra điều khoản trọng tài mẫu như sau:
“Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến Hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”.
Ngoài ra, các bên có thể bổ sung:
Ngoài ra, các trung tâm trọng tài cũng đưa ra mẫu điều khoản trọng tài rút gọn, ví dụ như sau:
“Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến Hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm trọng tài Thương mại Miền Trung (MCAC) theo Quy tắc Tố tụng trọng tài của Trung tâm này.
Các bên thỏa thuận rằng tố tụng trọng tài sẽ được tiến hành theo thủ tục rút gọn quy định tại Điều 37 của Quy tắc Tố tụng trọng tài của MCAC.
Địa điểm giải quyết tranh chấp là… (thành phố và/hoặc quốc gia)”[4]
Như vậy qua tham khảo hai mẫu điều khoản trọng tài trên và một số trung tâm trọng tài khác thì có thể thấy rằng điều khoản trọng tài xoay quanh 07 vấn đề như sau:
Việc xây dựng điều khoản trọng tài trên cơ sở 7 vấn đề trên cực kỳ quan trọng để tránh những hậu quả bất lợi khi tranh chấp phát sinh trong tương lai, đây thực sự là kỷ năng của các nhà tư vấn, luật sư, pháp chế nội bộ doanh nghiệp… bởi “những điều khoản này thường là “điều khoản lúc nửa đêm”, do thường là điều khoản cuối cùng được cân nhắc đến trong quá trình thương thảo hợp đồng, nên thường không được các bên suy nghĩ đầy đủ, dẫn đến những thỏa thuận không thỏa đáng và khó thực hiện (lựa chọn sai luật nội dung hoặc về địa điểm trọng tài). Nếu một vụ tranh chấp phát sinh và quá trình tố tụng trọng tài được tiến hành, những vấn đề này sẽ phải được giải quyết trước khi có thể tiếp tục giải quyết những vấn đề tranh chấp thực sự”[5].
Qua hệ thống các bài viết tiếp theo, tác giả sẽ đưa ra một số vấn đề pháp lý liên quan và kinh nghiệm thực tiễn trong việc xây dựng 07 vấn đề liên quan của Điều khoản trọng tài để mọi người căn nhắc, rồi từ đó có một Điều khoản trọng tài[6] tương đối thoả đáng nhất, phù hợp với đặc điểm của tổ chức mình cũng như đối tác ký kết hợp đồng.
[1] Khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
[2] Khoản 1 Điều 16 Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
[3] VIAC, Quy tắc Tố tụng trọng tài, phụ lục 1, Nxb.Thanh Niên, 2019, tr.30
[4] Dẫn nguồn từ website của MCAC: https://mcac.vn/dieu-khoan-trong-tai
[6] Bài viết xác định phạm vi là Trọng tài trong nước và là trọng tài quy chế (là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật này và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó (khoản 3 Điều 3 Luật TTTM).
Phân tích quyết định số 1212/2023/QĐ-PQTT của Tòa án Nhân dân TP.HCM về việc không hủy Phán quyết Trọng tài trong tranh chấp hợp đồng giữa Công ty M và Công ty A. Bài viết sau sẽ làm rõ các luận điểm pháp lý và quan điểm của Hội đồng xét đơn.
Quyết định số 2515/2023/QĐ-PQTT ngày 29/11/2023 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh nêu rõ việc hủy phán quyết trọng tài do vi phạm quy định về thủ tục tố tụng, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bị đơn. Quyết định này thể hiện sự chặt chẽ trong việc đảm bảo tính công bằng và tuân thủ quy định pháp luật về trọng tài thương mại.