Điện thoại: 0935 925 068
20/06/2022
KỶ NĂNG THIẾT LẬP ĐIỀU KHOẢN TRỌNG TÀI
Phần 08: Thủ tục rút gọn trong Điều khoản trọng tài
Nguyễn Vĩnh Phú
Tổng Thư ký Trung tâm
Trọng tài Thương mại Miền Trung
Luật TTTM không quy định về thủ tục rút gọn, nhưng trong phạm vi quyền hạn của mình, các trung tâm trọng tài được xây dựng các quy định về thủ tục rút gọn để làm cơ sở cho các bên trong tranh chấp quyền lựa chọn, nhằm giảm bớt chi phí, rút ngắn thời hạn hơn so với thủ tục thông thường…
Vấn đề rút ngắn thủ tục tố tụng trọng tài được quy định ở hai trường hợp sau: Thoả thuận áp dụng thủ tục rút gọn và thoả thuận về rút ngắn các thời hạn trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Thủ tục rút gọn được nhiều trung tâm trọng tài quy định trong Quy tắc tố tụng trọng tài tương tự kiểu như sau:
“1. Thủ tục rút gọn được áp dụng nếu các bên có thỏa thuận áp dụng Thủ tục rút gọn.
2. Khi tiến hành Thủ tục rút gọn, các quy định sau được áp dụng:
Về thoả thuận rút ngắn thời gian trong tố tụng trọng tài được quy định: “Các bên có thể thỏa thuận rút ngắn các thời hạn liên quan tới Trung tâm hoặc Hội đồng Trọng tài quy định trong Quy tắc Tố tụng này với điều kiện phải được sự đồng ý của Trung tâm hoặc Hội đồng Trọng tài”[2].
Như vậy, thủ tục rút gọn được áp dụng ngay nếu các bên thoả thuận, trong khi thoả thuận rút ngắn thời gian trong tố tụng liên quan tới Trung tâm hoặc Hội đồng Trọng tài thì đòi hỏi phải có sự đồng ý của Trung tâm hoặc Hội đồng Trọng tài.
Và thủ tục rút gọn trong tố tụng trọng tài được các bên thoả thuận, lựa chọn mà không bị đòi hỏi điều kiện nào cả, đây là một quy định khác với tố tụng Toà án – chỉ được áp dụng khi có những điều kiện nhất định[3].
Khi áp dụng thủ tục rút gọn thì 4 nội dung có thể được áp dụng: 1) Hội đồng Trọng tài gồm Trọng tài viên duy nhất; 2) Thời hạn tố dụng được rút ngắn; 3) Tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp đôi khi không cần sự có mặt của các bên; 4) phiên họp giải quyết vụ tranh chấp có thể được tiến hành bằng hình thức teleconference, video-conference hoặc các hình thức thích hợp khác.
Những vấn đề trên được áp dụng sẽ thuận lợi cho quá trình giải quyết tranh chấp, sử dụng một Trọng tài viên duy nhất sẽ làm cho thời gian, quy trình thành lập Hội đồng Trọng tài rút ngắn,… và mức phí trọng tài phải trả (ở một số trung tâm trọng tài) có thể được giảm, còn 70% so với biểu phí thông thường[4].
Áp dụng thủ tục rút gọn có nhiều ưu điểm, nhưng khi lựa chọn thì các bên cũng cần căn nhắc như nếu vụ tranh chấp có tính phức tạp, giá trị lớn mà phụ thuộc vào quyết định của Hội đồng trọng tài chỉ là một Trọng tài viên; các bên có thể dùng quyền phản đối nếu như việc tiến hành phiên họp vắng mặt của các bên hoặc các phiên họp trực tuyến.. không phù hợp hay đảm bảo được quyền lợi chính đáng của mình.
Tổng kết: Điều khoản trọng tài là do các bên thoả thuận tạo ra và tự chịu trách nhiệm trên những điều đã chọn ấy, nên kiến thức, kinh nghiệm là điều quan trọng cần thiết cho các bên. Bài viết với những trình bày quanh 7 vấn đề cơ bản của một thoả thuận trọng tài cho việc giải quyết bằng trọng tài quy chế, trọng tài trong nước…hy vọng sẽ góp thêm phần nào kiến thức để các bên xây dựng điều khoản trọng tài phù hợp với những điều kiện của mình, giảm thiểu chi phí, kiểm soát được những nguy cơ tiềm ẩn có thể phát sinh trong tương lai./.
Cùng MCAC tìm hiểu Quyết định số 786/2022/QĐ-PQTT của Tòa án Nhân dân TP.HCM ngày 07/06/2022 về yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trong vụ tranh chấp giữa Công ty C và Công ty F liên quan đến vi phạm thủ tục tố tụng và chứng cứ giả mạo.
Khám phá các vấn đề pháp lý liên quan đến trọng tài thương mại trong Quyết 08/2022/QĐ-PQTT ngày 25/8/2022 của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội, vụ tranh chấp về Hợp đồng thương mại giữa Công ty BH và Công ty LTD đã nổi bật những điểm quan trọng về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Quyết định này không chỉ làm sáng tỏ quy trình xử lý của Hội đồng Trọng tài mà còn cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách thức bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan.