Điện thoại: 0935 925 068
17/03/2023
Câu hỏi 1: Thoả thuận trọng tài là gì?
Trả lời: Theo khoản 2 điều 3 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 (Luật TTTM) thì: Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.
Câu 2: Những nội dung trong một thỏa thuận Trọng tài?
Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật TTTM và theo Quy tắc tố tụng trọng tài của các trung tâm trọng tài thì thoả thuận trọng tài bao gồm các nội dung như sau:
1. Nội dung có tính bắt buộc: Thoả thuận về việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài. Và nội dung sẽ được rõ ràng hơn khi các bên xác định đích danh tổ chức trọng tài giải quyết tranh chấp.
2. Nội dung có tính tuỳ nghi (các bên có thể thoả thuận hoặc không): Địa điểm giải quyết tranh chấp, số lượng Trọng tài viên, ngôn ngữ tố tụng trọng tài, luật áp dụng giải quyết tranh chấp…
Ví dụ về nội dung của thoả thuận trọng tài:
Điều khoản giải quyết tranh chấp: Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến Hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Thương mại Miền Trung (MCAC).
Thỏa thuận trọng tài được quy định chặt chẽ về mặt nội dung và hình thức
Câu hỏi 3: Hình thức thoả thuận trọng tài được thể hiện như thế nào?
Trả lời: Điều 16 Luật TTTM quy định hình thức thoả thuận trọng tài như sau:
1. Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
2. Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:
a. Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b. Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
c. Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
d. Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
e. Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.
Xem thêm: Cơ quan thi hành án nào có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài?
Bài viết trên đây của MCAC đã trình bày rõ những vấn đề cơ bản về nội dung và hình thức của thỏa thuận trọng tài. Chi tiết xin liên hệ: hotline 0935 925 068 hoặc email contact@mcac.vn.
Quyết định số 2616/2023/QĐ-PQTT của TAND TP.HCM ngày 21/12/2023 của Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến việc xem xét yêu cầu hủy Phán quyết Trọng tài. Bài viết sau làm rõ các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục tố tụng trọng tài theo quy định pháp luật hiện hành.
Quyết định số 131/2024/QĐ-PQTT ngày 27/6/2024 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh liên quan đến việc hủy một phán quyết trọng tài trong tranh chấp thương mại. Bài viết sau đây sẽ làm rõ các luận điểm pháp lý và quan điểm của Hội đồng xét đơn.