Điện thoại: 0935 925 068
02/03/2023
Theo Điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định “Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được”
Để cụ thể vấn đề “thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được” thì tại Điều 4, Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20 tháng 3 năm 2014 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn thi hành một số quy định về Luật trọng tài thương mại (Nghị quyết số 01/20214/NQ-HĐTP) đã chỉ ra các trường hợp cụ thể về “thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được” như sau:
1. Các bên đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài cụ thể nhưng Trung tâm trọng tài này đã chấm dứt hoạt động mà không có tổ chức trọng tài kế thừa, và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn Trung tâm trọng tài khác để giải quyết tranh chấp.
2. Các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc, nhưng tại thời điểm xảy ra tranh chấp, vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà Trọng tài viên không thể tham gia giải quyết tranh chấp, hoặc Trung tâm trọng tài, Tòa án không thể tìm được Trọng tài viên như các bên thỏa thuận và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn Trọng tài viên khác để thay thế.
3. Các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc, nhưng tại thời điểm xảy ra tranh chấp, Trọng tài viên từ chối việc được chỉ định hoặc Trung tâm trọng tài từ chối việc chỉ định Trọng tài viên và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn Trọng tài viên khác để thay thế.
4. Các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài nhưng lại thỏa thuận áp dụng Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài khác với Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài đã thỏa thuận và điều lệ của Trung tâm trọng tài do các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp không cho phép áp dụng Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài khác và các bên không thỏa thuận được về việc lựa chọn Quy tắc tố tụng trọng tài thay thế.
5. Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng có điều khoản về thỏa thuận trọng tài được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hoá, dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn quy định tại Điều 17 Luật TTTM nhưng khi phát sinh tranh chấp, người tiêu dùng không đồng ý lựa chọn Trọng tài giải quyết tranh chấp.
Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20 tháng 3 năm 2014 đã chỉ ra 5 trường hợp thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được như trên.
Như vậy, có thể thấy các trường hợp và nguyên nhân chủ yếu mà pháp luật hiện hành quy định về “thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được” ở Trung tâm trọng tài là để vụ việc tranh chấp của các bên phải được giải quyết trên tinh thần khách quan, bảo vệ bên yếu thế. Nguyên nhân chủ yếu cụ thể là do các yếu tố liên quan đến việc có tồn tại một Trung tâm trọng tài như trong thỏa thuận trọng tài hay không, sau khi các bên xảy ra tranh chấp và mỗi trong tâm trọng tài đếu có quy tắc tố tụng riêng của mình nên khi thỏa thuận trọng tài cần chú ý lựa chọn quy tắc tố tụng của chính Trung tâm trọng tài mà các bên tranh chấp lựa chọn giải quyết.
Xem thêm: Một số lưu ý về phiên họp giải quyết tranh chấp theo Quy tắc tố tụng trọng tài của MCAC
Qua bài viết, MCAC đã đề cập 5 trường hợp mà thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được. Chi tiết xin liên hệ: hotline 0935 925 068 hoặc email contact@mcac.vn.
Cùng MCAC tìm hiểu Quyết định số 786/2022/QĐ-PQTT của Tòa án Nhân dân TP.HCM ngày 07/06/2022 về yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trong vụ tranh chấp giữa Công ty C và Công ty F liên quan đến vi phạm thủ tục tố tụng và chứng cứ giả mạo.
Khám phá các vấn đề pháp lý liên quan đến trọng tài thương mại trong Quyết 08/2022/QĐ-PQTT ngày 25/8/2022 của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội, vụ tranh chấp về Hợp đồng thương mại giữa Công ty BH và Công ty LTD đã nổi bật những điểm quan trọng về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Quyết định này không chỉ làm sáng tỏ quy trình xử lý của Hội đồng Trọng tài mà còn cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách thức bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan.