Điện thoại: 0935 925 068
31/12/2022
Trước khi mở phiên họp giải quyết tranh chấp, trừ khi các bên có thỏa thuận khác, Hội đồng trọng tài quyết định thời gian và nơi tiến hành phiên họp. Hội đồng trọng tài có thể tiến hành phiên họp giải quyết vụ tranh chấp bằng nhiều hình thức như teleconference, video-conference hoặc các hình thức thích hợp khác nếu các bên có thỏa thuận.
Giấy triệu tập tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp được Trung tâm gửi cho các bên chậm nhất là 15 ngày trước ngày mở phiên họp, trừ khi các bên có thỏa thuận khác. Theo Luật Trọng tài thương mại, thời gian này được quy định là tối đa 30 ngày, như vậy Quy tắc tố tụng trọng tài của MCAC đã rút ngắn thời gian thực hiện mở phiên họp giải quyết tranh chấp như đã nêu trên là 15 ngày.
MCAC đã rút ngắn thời gian thực hiện mở phiên họp giải quyết tranh chấp như đã nêu trên là 15 ngày so với Luật Trọng tài thương mại.
Phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Đây là một trong những ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp tại MCAC, tạo điều kiện cho các bên giữ được bí mật và uy tín kinh doanh khi tham gia giải quyết tranh chấp bằng hình thức trọng tài tại MCAC.
Các bên có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho người đại diện tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp; có quyền mời người làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (khoản 2 Điều 55 Luật Trọng tài thương mại). Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng trọng tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp (khoản 3 Điều 55 Luật trọng tài). Điều này có thể hiểu Luật Trọng tài thương mại cho phép những người không thuộc trường hợp nêu trên tham gia phiên họp như trợ lý luật sư, nhân viên của một bên. Điều này cũng được thể hiện rõ trong khoản 3 Điều 25 Quy tắc tố tụng trọng tài của MCAC: “Các bên có quyền mời người làm chứng, mời người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp và phải thông báo cho Hội đồng Trọng tài trước ngày mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp. Hội đồng trọng tài có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của một bên, có quyền mời tổ chức, cá nhân giám định, định giá tài sản và chuyên gia theo quy định tại Điều 19 của Quy tắc Tố tụng này tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp. Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng trọng tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp.”
Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng trọng tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp.
Xem thêm: Quy trình giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp giải quyết tranh chấp mà không được Hội đồng trọng tài chấp thuận thì được coi là đã rút Đơn khởi kiện. Trong trường hợp này, Hội đồng trọng tài chỉ tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp khi Bị đơn có yêu cầu hoặc có Đơn kiện lại.
Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp nhưng vắng mặt mà không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp giải quyết vụ tranh chấp mà không được Hội đồng trọng tài chấp thuận thì Hội đồng trọng tài vẫn tiếp tục giải quyết tranh chấp.
Trường hợp Bị đơn có Đơn kiện lại việc vắng mặt của Bị đơn được quy định giống trường hợp vắng mặt của Nguyên đơn. Điều này được quy định tại khoản 2 Điều 27 Quy tắc tố tụng trọng tài của MCAC: “Trong trường hợp có Đơn kiện lại, nếu Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp nhưng vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp giải quyết vụ tranh chấp mà không được Hội đồng trọng tài chấp thuận thì được coi là đã rút Đơn kiện lại. Trong trường hợp này, Hội đồng trọng tài chỉ tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp khi Nguyên đơn có yêu cầu.”
Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài có thể căn cứ vào tài liệu và chứng cứ hiện có để tiến hành phiên họp giải quyết vụ tranh chấp mà không cần sự có mặt của các bên. Hội đồng trọng tài có thể tiến hành phiên họp giải quyết vụ tranh chấp kể cả khi có một bên yêu cầu được vắng mặt.
Trình tự, thủ tục mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp được tiến hành theo quy định của từng Trung tâm trọng tài. Mỗi một Hội đồng trọng tài có thể có những cách quyết định khác nhau về cách triển khai các thủ tục trình tự của một phiên họp giải quyết tranh chấp nhưng khoản 4 Điều 4 Luật Trọng tài thương mại khẳng định “giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”. Với nội dung trên, phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành khép kín cho các bên tranh chấp, không công khai trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác
Nếu có lý do chính đáng, một bên hoặc các bên có thể yêu cầu Hội đồng Trọng tài hoãn phiên họp giải quyết vụ tranh chấp. Yêu cầu hoãn phiên họp giải quyết vụ tranh chấp phải bằng văn bản, nêu rõ lý do, kèm theo chứng cứ và gửi tới Trung tâm. Trong trường hợp Trung tâm không nhận được yêu cầu hoãn trước ngày mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp chậm nhất là 07 ngày làm việc thì bên yêu cầu hoãn phải chịu mọi chi phí phát sinh, nếu có.
Hội đồng Trọng tài quyết định chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu hoãn, thời hạn hoãn và thông báo cho các bên.
Hội đồng Trọng tài có thể hoãn phiên họp giải quyết vụ tranh chấp trong trường hợp có trở ngại khách quan theo đánh giá của Hội đồng Trọng tài.
Trên đây là những lưu ý về phiên họp giải quyết tranh chấp theo quy tắc tố tụng trọng tài của MCAC. Chi tiết xin liên hệ: hotline 0935 925 068 hoặc email contact@mcac.vn
Cùng MCAC tìm hiểu các vấn đề liên quan đến trọng tài thương mại trong vụ án giữa Công ty GMA Accessories và Công ty TNHH THB, được thể hiện qua Quyết định số 11/2022/QĐ-PQTT của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội, bao gồm tranh chấp hợp đồng mua bán và thỏa thuận trọng tài giữa các bên.
Khám phá những điểm nổi bật về vụ tranh chấp giữa Công ty Cổ phần T và công ty TNHH N. Bài viết dưới đây MCAC sẽ phân tích chi tiết về các yếu tố chính trong vụ tranh chấp, lý do Bị đơn yêu cầu Tòa án hủy phán quyết trọng tài và Tòa án có thẩm quyền nhận định về vụ việc trên đối với các bên có liên quan.