Thời gian làm việc: T2-T6 / 8h00 – 17h00

|

Liên hệ: 0935 925 068 - 0236 3656799

| Ngôn ngữ:

Số điện thoại: 0935 925 068

Ngôn ngữ:

QUY ĐỊNH VỀ HIỆU LỰC CỦA PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI

20/06/2023

Tóm tắt: Kết quả cuối cùng của thủ tục tố tụng trọng tài là Phán quyết trọng tài. Phán quyết trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Trên cơ sở Luật Trọng tài thương mại 2010 và Quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài Thương mại Miền Trung (MCAC). Bài viết sẽ trình bày các nội dung về những quy định pháp luật liên quan đến hiệu lực của Phán quyết trọng tài.

1. Hiệu lực về thời gian của Phán quyết trọng tài 

Theo Pháp lệnh Trọng tài, nếu Hội đồng trọng tài không ban hành ngay phán quyết thì phải ban hành trong thời hạn là 60 ngày kể từ phiên họp cuối cùng. Tuy nhiên, thời hạn 60 ngày là quá dài. Do đó, Luật Trọng tài quy định thời hạn là 30 ngày kể từ ngày kết thúc phiên họp giải quyết tranh chấp cuối cùng. Cụ thể, tại khoản 3 Điều 61 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định “Phán quyết trọng tài được ban hành ngay tại phiên họp hoặc chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng”.

Ngoài ra, tại khoản 5 Điều 61 Luật này cũng quy định “Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành”. 

Trên cơ sở đó, Điều 58 Luật Trọng tài thương mại 2010 thể hiện rằng “Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong Vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hòa giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các trọng tài viên. Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài”.

Bên cạnh Luật trọng tài thương mại 2010 thì Quy tắc tố tụng trọng tài của MCAC cũng quy định rõ về tính chung thẩm của Phán quyết trọng tài. Theo đó, tại khoản 5 Điều 32 “Phán quyết trọng tài là chung thẩm và ràng buộc các bên”.

Như vậy, Phán quyết trọng tài được ban hành ngay tại phiên họp hoặc chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

 
 

2. Đối tượng áp dụng Phán quyết trọng tài

Phán quyết trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật về Thi hành án dân sự tại Điều 67 Luật Trọng tài thương mại 2010. Bên cạnh đó, tại Điều 65 Luật này quy định rằng “Nhà nước khuyến khích các bên tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài”.

Như vậy, một phán quyết của Hội đồng trọng tài sẽ được thi hành phù hợp với Luật thi hành án dân sự bởi các cơ quan Thi hành án dân sự của Việt Nam mà không cần thông qua các thủ tục chấp thuận hay cho phép của Tòa án. Nhà nước khuyến khích các bên tự nguyện thi hành Phán quyết trọng tài.

Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 66 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định “Hết thời hạn thi hành Phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu huỷ Phán quyết trọng tài theo quy định tại Điều 69 của Luật này, bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài”.

Như vậy, dựa trên những quy định tại Luật trọng tài thương mại 2010 và Quy tắc tố tụng của MCAC, Phán quyết trọng tài có hiệu lực kể từ ngày ban hành, phán quyết trọng tài là chung thẩm. Trong điều kiện cụ thể thì Phán quyết Trọng tài được đảm bảo thi hành bởi cơ quan Thi hành án dân sự như thi hành bản án có hiệu lực của Tòa án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

Đọc thêm: Vai trò của tòa án trong tố tụng trọng tài thương mại

Bài viết của MCAC trên đây đã chia sẻ chi tiết những quy định về hiệu lực của phán quyết trọng tài trong tố tụng. Chi tiết xin liên hệ: hotline 0935 925 068 hoặc email contact@mcac.vn.
 

Tin liên quan

TẠI SAO DOANH NGHIỆP KHU VỰC MIỀN TRUNG – TÂY NGUYÊN NÊN CHỌN TRUNG TÂM TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI MIỀN TRUNG
26 04/2024

TẠI SAO DOANH NGHIỆP KHU VỰC MIỀN TRUNG – TÂY NGUYÊN NÊN CHỌN TRUNG TÂM TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI MIỀN TRUNG

Bài viết này trình bày những lý do tại sao các doanh nghiệp tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên nên cân nhắc lựa chọn Trung tâm Trọng tài Thương mại Miền Trung (MCAC) làm đối tác chiến lược. Từ sự thuận tiện địa lý đến uy tín và chuyên nghiệp trong việc giải quyết tranh chấp thương mại, bài viết sẽ phân tích chi tiết những lợi ích mà MCAC mang lại cho các doanh nghiệp trong khu vực.

10 THUẬT NGỮ LATIN THÔNG DỤNG TRONG TRỌNG TÀI QUỐC TẾ
09 04/2024

10 THUẬT NGỮ LATIN THÔNG DỤNG TRONG TRỌNG TÀI QUỐC TẾ

Trong pháp luật quốc tế nói chung và trọng tài thương mại quốc tế nói riêng, thỉnh thoảng các thuật ngữ Latin được nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia, người hành nghề thực tiễn (trọng tài viên, Luật sư,…) đề cập đến.

Liên hệ với TRUNG TÂM TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI MIỀN TRUNG