Thời gian làm việc: T2-T6 / 8h00 – 17h00

|

Liên hệ: 0935 925 068 - 0236 3656799

| Ngôn ngữ:

Điện thoại: 0935 925 068

Ngôn ngữ:

KỶ NĂNG THIẾT LẬP ĐIỀU KHOẢN TRỌNG TÀI. Phần 05: Thoả thuận về địa điểm giải quyết tranh chấp

31/05/2022

KỶ NĂNG THIẾT LẬP ĐIỀU KHOẢN TRỌNG TÀI

Phần 05: Thoả thuận về địa điểm giải quyết tranh chấp

 

Địa điểm giải quyết tranh chấp là nơi Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo sự thỏa thuận lựa chọn của các bên hoặc do Hội đồng trọng tài quyết định nếu các bên không có thỏa thuận[1].

Đây là một thoả thuận tuỳ nghi trong Điều khoản trọng tài, các bên có quyền lựa chọn hoặc không, điều đó không ảnh hưởng đến tính pháp lý của thoả thuận trọng tài. Tuy nhiên, sự lựa chọn ấy sẽ ảnh hưởng đến các bên trong tranh chấp ở hai khía cạnh như sau:

Địa điểm ấy sẽ quyết định nơi các bên tham gia quá trình giải quyết tranh chấp tại trung tâm trọng tài. Sự lựa chọn địa điểm phù hợp sẽ thuận lợi cho các bên về thời gian, chi phí đi lại… Ngược lại, sự lựa chọn không cẩn trọng sẽ gây ra những thiệt hại, thiệt thòi không lường trước được cho các bên.

Trường hợp của Công ty Dâu tằm tơ Việt Nam (Viseri) là một kinh nghiệm tham khảo. Công ty bị trọng tài Thụy Sĩ buộc thanh toán gần nửa triệu USD cho Công ty Kyunggi Silk - Hàn Quốc, trong một vụ tranh chấp kéo dài suốt 3 năm. Riêng phí trọng tài, Viseri phải trả gần 40.000 USD. Một trong những nguyên nhân dẫn đến con số thiệt hại trên là do các bên chọn trọng tài Thụy Sĩ để giải quyết tranh chấp mà tại thời điểm ký hợp đồng, Viseri chưa lường hết mọi khó khăn. Không chỉ mất thời gian, tiền bạc, mà Viseri còn không có đủ điều kiện trình bày, cung cấp chứng cứ vì không hiểu pháp luật, không thể cung cấp những gì mà trọng tài Geneva yêu cầu khi giải quyết vụ kiện. Do đó, tùy vào thực tế doanh nghiệp và quan hệ giữa hai bên mà doanh nghiệp cần cân nhắc điều này”[2].

Địa điểm giải quyết tranh chấp cũng sẽ quyết định đến việc xác định nơi Toà án có thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến vụ kiện (như các vấn đề giải quyết về thoả thuận trọng tài vô hiệu, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài..); đến nơi cơ quan thi hành án dân sự trong việc thi hành phán quyết trọng tài tại sau khi giải quyết xong vụ tranh chấp…

Trong trường hợp các bên không lựa chọn địa điểm giải quyết tranh chấp, địa điểm tổ chức phiên họp thì khi phát sinh tranh chấp, Hội đồng trọng tài sẽ quyết định chọn địa điểm được xem là thích hợp cho việc trao đổi ý kiến giữa các thành viên của Hội đồng trọng tài, việc lấy lời khai của người làm chứng, tham vấn ý kiến các chuyên gia hoặc tiến hành việc giám định hàng hoá, tài sản hoặc tài liệu khác[3], hoặc theo quy định của Quy tắc Tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài đang giải quyết vụ kiện, khi ấy các bên mất đi quyền chủ động, phụ thuộc vào sự quyết định của Hội đồng trọng tài, đôi khi mất đi nhiều ưu thế và có thể là những thiệt hại về thời gian, chi phí…

Không ít trường hợp là khi các bên không chọn địa điểm giải quyết tranh chấp thì trung tâm trọng tài sẽ chọn địa điểm giải quyết tranh chấp là nơi “thích hợp cho việc trao đổi ý kiến giữa các thành viên của Hội đồng trọng tài”, ban Thư ký – Trong thực tế được hiểu theo hướng là địa điểm trụ sở của trung tâm trọng tài.

Và một vấn đề các bên cần tính đến là phần lớn các trung tâm trọng tài có trụ sở ở Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, cho nên nếu địa điểm giải quyết không ở các nơi trên thì các bên sẽ mất thêm một khoản chi phí đi lại, ở cho Trọng tài viên, Thư ký Hội đồng trọng tài,.. để đến địa điểm xử theo yêu cầu của các bên đương sự, như quy định sau: “Phí trọng tài bao gồm : 1. Thù lao cho các Trọng tài viên giải quyết vụ tranh chấp;…4. Chi phí đi lại, ở và các chi phí có liên quan khác cho các Trọng tài viên trong Hội đồng Trọng tài và thư ký phiên họp; 5. Chi  phí thuê phòng họp và các chi phí liên quan đến việc tổ chức các phiên họp giải quyết tranh chấp tại một địa điểm ngoài trụ sở của TRACENT theo sự lựa chọn của các bên[4].

Những vấn đề phát sinh liên quan cho tình huống ấy về chi phí, thời gian, di chuyển.. của các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp là khó tránh khỏi và khó tính được bằng tiền… Điều này thì quả là chẳng bên nào muốn cả. Những vấn đề ấy còn ảnh hưởng lớn đến quá trình thi hành phán quyết trọng tài, yêu cầu thi hành án… nếu ví dụ một bên yêu cầu có trụ sở ở thành phố Huế mà quá trình giải quyết tranh chấp tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện nay, đã có một số trung tâm trọng tài ở một số khu vực khác đã góp phần vào việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, khắc phục phần nào những vấn đề trên, như khu vực miền Tây Nam Bộ có Trung tâm Trọng tài Thương mại Cần Thơ, hay khu vực miền Trung Việt Nam có Trung tâm Trọng tài Thương mại Miền Trung (MCAC).

Quyền được thoả thuận địa điểm giải quyết tranh chấp là một điều thể hiện tính linh hoạt, ưu việt của tố tụng trọng tài so với tố tụng toà án. “Hội đồng trọng tài căn cứ vào sự thoả thuận của các bên hoặc căn cứ vào điều kiện thuận lợi để tổ chức phiên họp xét xử, đạt hiệu quả về mặt thời gian, chi phí hợp lý cho các bên”[5].

Thiết nghĩ các bên nên căn nhắc đến việc lựa chọn địa điểm giải quyết tranh chấp, địa điểm tổ chức phiên họp, cũng như địa điểm của trung tâm trọng tài thương mại phù hợp với điều kiện doanh nghiệp, trụ sở, nơi làm việc, sinh sống… của mình và dung hoà với điều kiện của các bên để cho việc giải quyết vụ tranh chấp hiệu quả, thuận lợi.

 

[1] Khoản 8 Điều 3 Luật TTTM                                             

[2] Dẫn nguồn từ báo Saigon Giải Phóng online; https://www.sggp.org.vn/rui-ro-ky-ket-hop-dong-sai-mot-li-di-bac-ty-614796.html

[3] Điều 11 Luật TTTM

[4] Điều 38 Quy tắc Tố tụng của Trung tâm Trọng tài Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (TRACENT)

Tin liên quan

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI THỂ HIỆN TRONG QUYẾT ĐỊNH SỐ 786/2022/QĐ-PQTT NGÀY 07/6/2022 CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
19 10/2024

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI THỂ HIỆN TRONG QUYẾT ĐỊNH SỐ 786/2022/QĐ-PQTT NGÀY 07/6/2022 CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Cùng MCAC tìm hiểu Quyết định số 786/2022/QĐ-PQTT của Tòa án Nhân dân TP.HCM ngày 07/06/2022 về yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trong vụ tranh chấp giữa Công ty C và Công ty F liên quan đến vi phạm thủ tục tố tụng và chứng cứ giả mạo.

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI THỂ HIỆN TRONG QUYẾT ĐỊNH SỐ 08/2022/QĐ-PQTT NGÀY 25/8/2022 CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI [1]
08 10/2024

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI THỂ HIỆN TRONG QUYẾT ĐỊNH SỐ 08/2022/QĐ-PQTT NGÀY 25/8/2022 CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI [1]

Khám phá các vấn đề pháp lý liên quan đến trọng tài thương mại trong Quyết 08/2022/QĐ-PQTT ngày 25/8/2022 của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội, vụ tranh chấp về Hợp đồng thương mại giữa Công ty BH và Công ty LTD đã nổi bật những điểm quan trọng về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Quyết định này không chỉ làm sáng tỏ quy trình xử lý của Hội đồng Trọng tài mà còn cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách thức bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan.

Liên hệ với TRUNG TÂM TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI MIỀN TRUNG