Thời gian làm việc: T2-T6 / 8h00 – 17h00

|

Liên hệ: 0935 925 068 - 0236 3656799

| Ngôn ngữ:

Điện thoại: 0935 925 068

Ngôn ngữ:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LƯU Ý VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI

22/03/2023

Trọng tài thương mại là một trong các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại được ghi nhận tại Điều 317 Luật thương mại 2005. Tuy nhiên tranh chấp được giải quyết bằng phương thức này cần phải đáp ứng được điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010: “Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp”.

Vậy “thỏa thuận trọng tài” là gì? Cần phải chú ý những vấn đề gì khi xác lập thỏa thuận trọng tài và hiệu lực của thỏa thuận được xác định như thế nào? Bài viết này sẽ giúp chúng ta bước đầu tìm hiểu rõ về những vấn đề vừa được nêu trên.

Thứ nhất, “thỏa thuận trọng tài” được định nghĩa tại khoản 2 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại là: “Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh”. “Thỏa thuận trọng tài” trong Luật Trọng tài thương mại 2010 thể hiện rất rõ việc thể hiện ý chí của các bên tranh chấp trong việc lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng phương thức Trọng tài thương mại. Các bên có thể xác lập thỏa thuận trọng tài không những trước khi tranh chấp xảy ra mà còn có thể sau khi xảy ra tranh chấp đó, miễn là các bên cùng thống nhất.

Thỏa thuận trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại phổ biến hiện nay

Thỏa thuận trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại phổ biến hiện nay

Thứ hai là về hình thức của thỏa thuận trọng tài. Căn cứ theo Điều 16 Luật Trọng tài thương mại 2010, thỏa thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản, với hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc là hình thức thỏa thuận riêng. Bên cạnh đó, luật còn chỉ ra một số hình thức thỏa thuận khác cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản như sau:

  • Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
  • Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
  • Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
  • Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
  • Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.

Thứ ba là về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Theo quy định tại Điều 19 của Luật Trọng tài thương mại thì thỏa thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Điều đó có nghĩa là việc hợp đồng bị thay đổi, gia hạn, hủy bỏ, vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài. Mặt khác, bên cạnh việc thỏa thuận trọng tài cần phải đáp ứng được các yêu cầu về hình thức theo luật định như đã đề cập, các yếu tố về năng lực chủ thể tham gia xác lập thỏa thuận trọng tài, ý chí tự nguyện của các bên trong quá trình xác lập thỏa thuận trọng tài cũng là những yếu tố cần phải xem xét khi xét về hiệu lực của một thỏa thuận trọng tài. 

Cụ thể là các chủ thể tham gia xác lập thỏa thuận trọng tài phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và các chủ thể đó phải xác lập thỏa thuận trọng tài một cách hoàn toàn tự nguyện, tức là không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép khi tham gia xác lập thỏa thuận. 

Xem thêm: Một số vấn đề về nội dung và hình thức của thỏa thuận trọng tài

Bài viết do MCAC thực hiện đã chia sẻ cụ thể các trường hợp cần lưu ý về thỏa thuận trọng tài. Chi tiết xin liên hệ: hotline 0935 925 068 hoặc email contact@mcac.vn.
 

Tin liên quan

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI THỂ HIỆN TRONG QUYẾT ĐỊNH SỐ 10/2024/QĐ-PQTT NGÀY 30/01/2024 CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH [1]
26 07/2024

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI THỂ HIỆN TRONG QUYẾT ĐỊNH SỐ 10/2024/QĐ-PQTT NGÀY 30/01/2024 CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH [1]

Khám phá những vấn đề về trọng tài thương mại nổi bật được thể hiện trong Quyết định số 10/2024/QĐ-PQTT ngày 30/01/2024 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh. Bài viết dưới đây MCAC phân tích chi tiết những tranh cãi và quyết định quan trọng, cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách thức xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến trọng tài thương mại tại Việt Nam.

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI THỂ HIỆN TRONG QUYẾT ĐỊNH SỐ 1558/2022/QĐ-PQTT NGÀY 14/9/2022 CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH [1]
23 07/2024

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI THỂ HIỆN TRONG QUYẾT ĐỊNH SỐ 1558/2022/QĐ-PQTT NGÀY 14/9/2022 CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH [1]

Phân tích chuyên sâu về những vấn đề nổi bật trong trọng tài thương mại theo Quyết định số 1558/2022/QĐ-PQTT ngày 14/9/2022 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh. Bài viết dưới đây MCAC cung cấp cái nhìn toàn diện về các khía cạnh pháp lý quan trọng, ảnh hưởng đến doanh nghiệp và môi trường thương mại. Đọc ngay để nắm bắt thông tin pháp lý và hiểu rõ hơn về cơ chế trọng tài tại Việt Nam.

Liên hệ với TRUNG TÂM TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI MIỀN TRUNG