Thời gian làm việc: T2-T6 / 8h00 – 17h00

|

Liên hệ: 0935 925 068 - 0236 3656799

| Ngôn ngữ:

Điện thoại: 0935 925 068

Ngôn ngữ:

CÁC BÊN TRANH CHẤP MẤT QUYỀN PHẢN ĐỐI KHI NÀO?

17/03/2023

Theo Điều 13 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định: “Trong trường hợp một bên phát hiện có vi phạm quy định của Luật này hoặc của thỏa thuận trọng tài mà vẫn tiếp tục thực hiện tố tụng trọng tài và không phản đối những vi phạm trong thời hạn do Luật này quy định thì mất quyền phản đối tại Trọng tài hoặc Tòa án.”

Để cụ thể vấn đề “mất quyền phản đối” thì tại Điều 6, Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20 tháng 3 năm 2014 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn thi hành một số quy định về Luật trọng tài thương mại (Nghị quyết số 01/20214/NQ-HĐTP) đã có những quy định như sau:

Thứ nhất, trong trường hợp một bên tranh chấp biết về những hành vi vi phạm Luật Trọng tài thương mại hoặc của thỏa thuận trọng tài mà vẫn tiếp tục thực hiện quá trình tố tụng cũng như không thể hiện sự phản đối về những vi phạm này với Hội đồng trọng tài hay Trung tâm trọng tài trong thời hạn do Luật TTTM quy định thì mất quyền phản đối những quy định đó tại Trọng tài, Tòa án. Nếu Luật TTTM không quy định thời hạn thì thời hạn được tính theo thỏa thuận giữa các bên tranh chấp hoặc theo quy tắc tố tụng trọng tài. Nếu các bên không thỏa thuận về thời hạn cũng như quy tắc tố tụng trọng tài cũng không quy định về vấn đề đó thì việc phản đối phải được thực hiện trước khi Hội đồng trọng tài tuyên phán quyết.

Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định rõ ràng về các trường hợp tranh chấp mất quyền phản đối.
Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định rõ ràng về các trường hợp tranh chấp mất quyền phản đối.

Thứ hai, khi các bên tranh chấp có yêu cầu về việc có vi phạm quy định Luật TTTM hoặc của thỏa thuận trọng tài, Tòa án trước khi xem xét yêu cầu đó phải kiểm tra các tài liệu, chứng cứ, quy tắc tố tụng trọng tài để xác định rằng bên yêu cầu có mất quyền phản đối với vấn đề đó không.

Trường hợp Tòa án xác định mất quyền phản đối với vi phạm nói trên (Theo quy định tại Điều 13 Luật TTTM và khoản 1 Điều 6 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP) thì bên mất quyền phản đối cũng mất quyền khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài và yêu cầu hủy phán quyết trọng tài đối với những vi phạm đã mất quyền phản đối đó. Tòa án không được căn cứ vào các vi phạm trên để quyết định chấp nhận yêu cầu của một hoặc các bên.

Thứ ba, Tòa án phải có trách nhiệm xem xét quy định tại điểm đ khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 68 Luật TTTM khi giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Nếu Tòa án thấy có đủ căn cứ để chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu thì Tòa án vẫn có quyền quyết định dù cho một hoặc các bên đã mất quyền phản đối.

Xem thêm: Các trường hợp thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được

Quyền phản đối là một trong những quyền của người dân để bảo vệ quyền lợi cá nhân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi xảy ra tranh chấp, một hoặc các bên có thể mất quyền phản đối. Chi tiết xin liên hệ: hotline 0935 925 068 hoặc email contact@mcac.vn.
 

Tin liên quan

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI THỂ HIỆN TRONG QUYẾT ĐỊNH SỐ 11/2022/QĐ-PQTT NGÀY 20/9/2022 CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI [1]
20 09/2024

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI THỂ HIỆN TRONG QUYẾT ĐỊNH SỐ 11/2022/QĐ-PQTT NGÀY 20/9/2022 CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI [1]

Cùng MCAC tìm hiểu các vấn đề liên quan đến trọng tài thương mại trong vụ án giữa Công ty GMA Accessories và Công ty TNHH THB, được thể hiện qua Quyết định số 11/2022/QĐ-PQTT của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội, bao gồm tranh chấp hợp đồng mua bán và thỏa thuận trọng tài giữa các bên.

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI THỂ HIỆN TRONG QUYẾT ĐỊNH SỐ 1644/2022/QĐ-PQTT NGÀY 23/9/2022 CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH [1]
30 08/2024

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI THỂ HIỆN TRONG QUYẾT ĐỊNH SỐ 1644/2022/QĐ-PQTT NGÀY 23/9/2022 CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH [1]

Khám phá những điểm nổi bật về vụ tranh chấp giữa Công ty Cổ phần T và công ty TNHH N. Bài viết dưới đây MCAC sẽ phân tích chi tiết về các yếu tố chính trong vụ tranh chấp, lý do Bị đơn yêu cầu Tòa án hủy phán quyết trọng tài và Tòa án có thẩm quyền nhận định về vụ việc trên đối với các bên có liên quan.

Liên hệ với TRUNG TÂM TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI MIỀN TRUNG