Điện thoại: 0935 925 068
27/07/2023
Để một tranh chấp được giải quyết bởi Trọng tài thì các bên phải có thỏa thuận trọng tài (1). Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì thỏa thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản, với hình thức là điều khoản trong hợp đồng giữa các bên hoặc dưới một hình thức thỏa thuận riêng.
Ví dụ: Pháp nhân A cùng cá nhân B ký kết một Hợp đồng mua bán hàng hóa, điều khoản về giải quyết tranh chấp trong Hợp đồng như sau: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến Hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Thương mại Miền Trung (MCAC) theo Quy tắc Tố tụng trọng tài của Trung tâm này” (2).
Đối với ví dụ trên, tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ được giải quyết tại MCAC - Trung tâm trọng tài mà hai bên đã chỉ định đích danh trong thỏa thuận trọng tài.
Trong thực tế có nhiều trường hợp mà thỏa thuận trọng tài giữa các bên tranh chấp có thể bị coi là không rõ ràng, cụ thể như sau:
Thứ nhất là các bên đã có Thỏa thuận trọng tài, tuy nhiên chưa chỉ rõ hình thức Trọng tài hoặc không xác định đích danh tổ chức trọng tài sẽ giải quyết tranh chấp.
Ví dụ: Điều khoản về giải quyết tranh chấp trong một Hợp đồng xây dựng giữa hai pháp nhân như sau: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến Hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài”.
Đối với trường hợp này pháp luật quy định rằng khi có tranh chấp phát sinh, các bên phải tiến hành thỏa thuận lại về hình thức Trọng tài hoặc chỉ định tổ chức trọng tài để đứng ra giải quyết tranh chấp. Nếu hai bên vẫn không đạt được thỏa thuận chung, việc lựa chọn tổ chức trọng tài giải quyết tranh chấp được thực hiện theo yêu cầu từ phía Nguyên đơn (3).
Thứ hai là các bên vừa chọn trọng tài, vừa chọn tòa án để giải quyết tranh chấp.
Ví dụ: Thỏa thuận trọng tài giữa các bên tranh chấp được xác lập với nội dung như sau: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến Hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài hoặc Toà án theo quy định của pháp luật”; hoặc trường hợp trong hợp đồng các bên lựa chọn Toà án là nơi giải quyết tranh chấp, nhưng trong phụ lục hợp đồng hoặc văn bản khác giữa hai bên thì lại chọn Trọng tài (không thay thế điều khoản chọn Toà án).
Trong trường hợp này, căn cứ theo khoàn 4 Điều 2 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/03/2014 về Hướng dẫn thi hành một số quy đinh Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì xử lý như sau:
Bên cạnh đó, một thỏa thuận trọng tài còn có thể có những nội dung mang tính chất tùy nghi phụ thuộc vào mong muốn của các bên tranh chấp trong việc xây dựng một thỏa thuận trọng tài cụ thể và rõ ràng hơn.
Với những nội dung tùy nghi như số lượng Trọng tài viên giải quyết tranh chấp, địa điểm giải quyết tranh chấp hay ngôn ngữ được sử dụng trong tố tụng trọng tài,… các bên tranh chấp đều có quyền tự do thỏa thuận để đưa ra quyết định.
Theo quy định tại Điều 39 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, thành phần Hội đồng trọng tài có thể là một hoặc nhiều Trọng tài viên theo sự thỏa thuận của các bên.
Điều 11 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 cũng đề cập rằng các bên có quyền thỏa thuận về địa điểm giải quyết tranh chấp.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, các bên cũng có quyền thỏa thuận lựa chọn ngôn ngữ tố tụng trong trường hợp “tranh chấp có yếu tố nước ngoài, tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”.
Tóm lại khi xây dựng một thỏa thuận trọng tài, các bên cần thể hiện rõ ý chí trong việc lựa chọn Trọng tài để giải quyết tranh chấp. Thêm vào đó, các bên cũng có thể thêm vào thỏa thuận những nội dung tùy nghi như đã đề cập ở trên để làm thỏa thuận trở nên cụ thể hơn.
Đọc thêm: Vấn đề bồi hoàn chi phí Luật sư khi giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại
Bài viết trên đã làm rõ những nội dung lưu ý khi xây dựng thoả thuận trọng tài. Chi tiết xin liên hệ: hotline 0935 925 068 hoặc email contact@mcac.vn.
-----------------
Nguồn tham khảo:
(1) Khoản 1 Điều 5 Luật TTTM 2010.
(2) https://mcac.vn/dieu-khoan-trong-tai
(3) Khoản 5 Điều 43 Luật TTTM 2010.
Cùng MCAC tìm hiểu Quyết định số 786/2022/QĐ-PQTT của Tòa án Nhân dân TP.HCM ngày 07/06/2022 về yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trong vụ tranh chấp giữa Công ty C và Công ty F liên quan đến vi phạm thủ tục tố tụng và chứng cứ giả mạo.
Khám phá các vấn đề pháp lý liên quan đến trọng tài thương mại trong Quyết 08/2022/QĐ-PQTT ngày 25/8/2022 của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội, vụ tranh chấp về Hợp đồng thương mại giữa Công ty BH và Công ty LTD đã nổi bật những điểm quan trọng về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Quyết định này không chỉ làm sáng tỏ quy trình xử lý của Hội đồng Trọng tài mà còn cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách thức bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan.