Điện thoại: 0935 925 068
13/12/2022
Chứng cứ có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp tại Trung tâm trọng tài. Theo nguyên tắc, các bên có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình, nhưng Hội đồng trọng tài cũng có thẩm quyền nhất định trong việc thu thập chứng cứ.
Theo khoản 2 Điều 46 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định: “Theo yêu cầu của một hoặc các bên, Hội đồng trọng tài có quyền yêu cầu người làm chứng cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp”. Liên quan đến người làm chứng, theo khoản 1 Điều 47 Luật Trọng tài thương mại quy định thêm rằng “Theo yêu cầu của một hoặc các bên và xét thấy cần thiết, Hội đồng trọng tài có quyền yêu cầu người làm chứng có mặt tại phiên họp giải quyết tranh chấp”.
Hội đồng trọng tài có thẩm quyền nhất định trong việc thu thập chứng cứ
Dựa vào các quy định trên, chúng ta đã thấy Luật ghi nhận thẩm quyền của Hội đồng trọng tài trong việc thu thập chứng cứ. Ngoài ra, Luật Trọng tài thương mại 2010 còn có quy định theo hướng Hội đồng trọng tài có thể đề xuất trợ giúp từ Tòa án. Cụ thể, theo khoản 5 Điều 46: “Trong trường hợp Hội đồng trọng tài, một hoặc các bên đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể gửi văn bản đề nghị Tòa án có thẩm quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến vụ tranh chấp”.
Tương tự, đối với khó khăn có thể xuất hiện từ người làm chứng, Luật trọng tài quy định theo hướng Hội đồng trọng tài gửi văn bản đề nghị Tòa án ra quyết định triệu tập người làm chứng đến phiên họp giải quyết tranh chấp. Điều này được cụ thể tại khoản 2 Điều 7 Luật Trọng tài thương mại 2010: “Trường hợp người làm chứng đã được Hội đồng trọng tài triệu tập hợp lệ mà không đến phiên họp nhưng không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây cản trở cho việc giải quyết tranh chấp, thì Hội đồng trọng tài gửi văn bản đề nghị Tòa án có thẩm quyền ra quyết định triệu tập người làm chứng đến phiên họp của Hội đồng trọng tài”.
Hội đồng trọng tài có quyền gửi văn bản đề nghị Tòa án ra quyết định triệu tập người làm chứng đến phiên họp giải quyết tranh chấp
Nội dung trên cho thấy Luật đã ghi nhận thẩm quyền của Hội đồng trọng tài trong việc thu thập chứng cứ để giải quyết. Tuy nhiên, do trọng tài được hình thành trên cơ sở thỏa thuận của các bên có tranh chấp nên tính ràng buộc về vấn đề thu thập chứng cứ là chưa cao nên cần có sự hỗ trợ của Tòa án theo quy định của Luật trọng tài thương mại. Qua đó, có thể nói tạo tiền đề và đồng hành với sự tồn tại và phát triển của các trung tâm trọng tài là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, được thể hiện trong các quy định của pháp luật góp phần thúc đẩy hoạt động của các trung tâm trọng tài thương mại trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Xem thêm: Thành lập hội đồng trọng tài theo quy tắc tố tụng của MCAC
Bài viết cung cấp thông tin về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài trong công tác thu thập chứng cứ. Chi tiết xin liên hệ: hotline 0935 925 068 hoặc email contact@mcac.vn.
Cùng MCAC tìm hiểu các vấn đề liên quan đến trọng tài thương mại trong vụ án giữa Công ty GMA Accessories và Công ty TNHH THB, được thể hiện qua Quyết định số 11/2022/QĐ-PQTT của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội, bao gồm tranh chấp hợp đồng mua bán và thỏa thuận trọng tài giữa các bên.
Khám phá những điểm nổi bật về vụ tranh chấp giữa Công ty Cổ phần T và công ty TNHH N. Bài viết dưới đây MCAC sẽ phân tích chi tiết về các yếu tố chính trong vụ tranh chấp, lý do Bị đơn yêu cầu Tòa án hủy phán quyết trọng tài và Tòa án có thẩm quyền nhận định về vụ việc trên đối với các bên có liên quan.