Thời gian làm việc: T2-T6 / 8h00 – 17h00

|

Liên hệ: 0935 925 068 - 0236 3656799

| Ngôn ngữ:

Số điện thoại: 0935 925 068

Ngôn ngữ:

CÁC TRƯỜNG HỢP THỎA THUẬN TRỌNG TÀI VÔ HIỆU

19/02/2023

Thoả thuận trọng tài vô hiệu là thỏa thuận trọng tài thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 18 Luật Trọng tài thương mại, cụ thể đó là những trường hợp:
-    Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài.
-    Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
-    Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
-    Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này.
-    Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.
-    Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.


Thoả thuận trọng tài vô hiệu được quy định cụ thể trong 6 trường hợp trên

Theo Điều 3 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20 tháng 3 năm 2014 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn thi hành một số quy định về Luật trọng tài thương mại (Nghị quyết số 01/20214/NQ-HĐTP), khi xem xét thoả thuận trọng tài vô hiệu quy định tại Điều 18 Luật Trọng tài thương mại cần lưu ý một số trường hợp như sau:
1. “Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài” quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật TTTM là trường hợp thỏa thuận trọng tài được xác lập để giải quyết tranh chấp không thuộc lĩnh vực quy định tại Điều 2 Luật TTTM.
2. “Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật” quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật TTTM là người xác lập thỏa thuận trọng tài khi không phải là người đại diện theo pháp luật hoặc không phải là người được ủy quyền hợp pháp hoặc là người được ủy quyền hợp pháp nhưng vượt quá phạm vi được ủy quyền.

Về nguyên tắc thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập thì thỏa thuận trọng tài đó vô hiệu. Trường hợp thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập nhưng trong quá trình xác lập, thực hiện thỏa thuận trọng
tài hoặc trong tố tụng trọng tài mà người có thẩm quyền xác lập thỏa thuận trọng tài đã chấp nhận hoặc đã biết mà không phản đối thì thỏa thuận trọng tài không vô hiệu.
3. “Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự” quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật TTTM là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp này thì Tòa án cần thu thập chứng cứ để chứng minh người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự thì phải có giấy tờ tài liệu chứng minh ngày tháng năm sinh hoặc kết luận của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyết định của Tòa án xác định, tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
4. “Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 Luật TTTM” quy định tại khoản 4 Điều 18 Luật TTTM là trường hợp thỏa thuận trọng tài không được xác lập bằng một trong các hình thức quy định tại Điều 16 Luật TTTM và hướng dẫn tại Điều 7 Nghị quyết này.
5. “Một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài” quy định tại khoản 5 Điều 18 Luật TTTM là trường hợp một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép theo quy định tại Điều 4, Điều 132 của Bộ luật dân sự.

6. “Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật” quy định tại khoản 6 Điều 18 Luật TTTM là thỏa thuận thuộc trường hợp quy định tại Điều 128 của Bộ luật dân sự.

Xem thêm: Một số lưu ý về phiên họp giải quyết tranh chấp theo Quy tắc tố tụng trọng tài của MCAC


Trên đây là các trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu. Chi tiết xin liên hệ: hotline 0935 925 068 hoặc email contact@mcac.vn.


 

Tin liên quan

10 THUẬT NGỮ LATIN THÔNG DỤNG TRONG TRỌNG TÀI QUỐC TẾ
09 04/2024

10 THUẬT NGỮ LATIN THÔNG DỤNG TRONG TRỌNG TÀI QUỐC TẾ

Trong pháp luật quốc tế nói chung và trọng tài thương mại quốc tế nói riêng, thỉnh thoảng các thuật ngữ Latin được nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia, người hành nghề thực tiễn (trọng tài viên, Luật sư,…) đề cập đến.

NHỮNG KHÁC BIỆT VÀ ƯU ĐIỂM CỦA PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI SO VỚI TOÀ ÁN MÀ DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT
02 04/2024

NHỮNG KHÁC BIỆT VÀ ƯU ĐIỂM CỦA PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI SO VỚI TOÀ ÁN MÀ DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hiện đang trở thành một lựa chọn phổ biến cho các doanh nghiệp trong việc giải quyết mâu thuẫn. Bài viết này sẽ đi sâu vào những khác biệt và ưu điểm của phương thức này so với việc chuyển tranh chấp tới toà án. Nhờ vào tính linh hoạt, hiệu quả và tính bảo mật cao, phương thức này đem lại nhiều lợi ích mà mọi doanh nghiệp cần nắm vững.

Liên hệ với TRUNG TÂM TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI MIỀN TRUNG