Thời gian làm việc: T2-T6 / 8h00 – 17h00

|

Liên hệ: 0935 925 068 - 0236 3656799

| Ngôn ngữ:

Số điện thoại: 0935 925 068

Ngôn ngữ:

Thương lượng, hòa giải theo Quy tắc tố tụng Trọng tài của Trung Tâm Trọng Tài Thương Mại Miền Trung (MCAC)

11/01/2023

1.    Thương lượng trong tố tụng trọng tài

Trong thủ tục tố tụng trọng tài, việc các bên tự giải quyết tranh chấp trước khi vấn đề được giải quyết bởi Hội đồng trọng tài luôn được khuyến khích. Ở đây, các bên có thể thương lượng chấm dứt tranh chấp giữa các bên. Luật Trọng tài thương mại ghi nhận khả năng này tại Điều 38 theo đó “kể từ thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài, các bên vẫn có quyền tự mình thương lượng, thỏa thuận chấm dứt việc giải quyết tranh chấp”.
Không hiếm trường hợp các bên chấm dứt tranh chấp nhờ thương lượng. Nhiều trường hợp, Nguyên đơn thường nộp đơn ra các trung tâm trọng tài nhằm tạo áp lực cho Bị đơn, thúc đẩy Bị đơn tiến hành thương lượng để đạt được thỏa thuận mà các bên mong muốn.
Trong trường hợp như vừa nêu, Điều 38 Luật Trọng tài thương mại quy định “trong trường hợp các bên tự thỏa thuận được với nhau chấm dứt việc giải quyết tranh chấp thì có quyền yêu cầu Chủ tịch Trung tâm trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp”.

Các bên tự giải quyết tranh chấp trước khi vấn đề được giải quyết bởi Hội đồng trọng tài luôn được khuyến khích

2.    Hòa giải trong tố tụng trọng tài

Bên cạnh việc thương lượng như nêu trên, các bên có thể tiến hành hòa giải để giải quyết tranh chấp trong mọi giai đoạn của thủ tục tố tụng trọng tài. Ở đây, “thương lượng” và “hòa giải” không phải là thủ tục độc lập. Về cơ bản thương lượng và hòa giải có điểm khác nhau: thương lượng là kết quả của sự cố gắng của các bên, hòa giải có được là do sự tác động của trọng tài.
Điều 58 Luật Trọng tài thương mại quy định, “theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp”. Trong thực tiễn, Hội đồng trọng tài thường xuyên cố gắng để các bên hòa giải được với nhau.
Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thông qua quá trình hòa giải, Hội đồng trọng tài lập biên bản hòa giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các trọng tài viên. Ở đây, Hội đồng trọng tài chỉ đơn thuần ghi nhận những gì các bên đã thỏa thuận được để giải quyết tranh chấp (sau khi kiểm tra tính hợp pháp của các nội dung được thỏa thuận). Vì vậy, phán quyết của trọng tài sẽ mang ý nghĩa phê chuẩn nội dung hòa giải thành và không ghi các căn cứ pháp lý của các giải pháp mà các bên đạt được.
Quy tắc tố tụng trọng tài của MCAC cũng có quy định về Hòa giải với các nội dung như đã phân tích trên. Cụ thể, Điều 29 Quy tắc tố tụng trọng tài MCAC quy định: “Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hòa giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên hoặc Trọng tài viên duy nhất. Hội đồng trọng tài ra Quyết định công nhận hòa giải thành. Quyết định công nhận hòa giải thành của Hội đồng trọng tài có hiệu lực như Phán quyết trọng tài”.

Bạn có thể quan tâm: Phán quyết trọng tài theo Quy tắc tố tụng của MCAC

Trên đây là nội dung chi tiết về thương lượng, hoà giải trong tố tụng trọng tài tại MCAC. Chi tiết xin liên hệ: hotline 0935 925 068 hoặc email contact@mcac.vn

Tin liên quan

TẠI SAO DOANH NGHIỆP KHU VỰC MIỀN TRUNG – TÂY NGUYÊN NÊN CHỌN TRUNG TÂM TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI MIỀN TRUNG
26 04/2024

TẠI SAO DOANH NGHIỆP KHU VỰC MIỀN TRUNG – TÂY NGUYÊN NÊN CHỌN TRUNG TÂM TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI MIỀN TRUNG

Bài viết này trình bày những lý do tại sao các doanh nghiệp tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên nên cân nhắc lựa chọn Trung tâm Trọng tài Thương mại Miền Trung (MCAC) làm đối tác chiến lược. Từ sự thuận tiện địa lý đến uy tín và chuyên nghiệp trong việc giải quyết tranh chấp thương mại, bài viết sẽ phân tích chi tiết những lợi ích mà MCAC mang lại cho các doanh nghiệp trong khu vực.

10 THUẬT NGỮ LATIN THÔNG DỤNG TRONG TRỌNG TÀI QUỐC TẾ
09 04/2024

10 THUẬT NGỮ LATIN THÔNG DỤNG TRONG TRỌNG TÀI QUỐC TẾ

Trong pháp luật quốc tế nói chung và trọng tài thương mại quốc tế nói riêng, thỉnh thoảng các thuật ngữ Latin được nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia, người hành nghề thực tiễn (trọng tài viên, Luật sư,…) đề cập đến.

Liên hệ với TRUNG TÂM TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI MIỀN TRUNG