Điện thoại: 0935 925 068
22/03/2023
Trường hợp một trong các bên tranh chấp thực hiện quyền “Yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời” theo quy định tại Điều 48 của Luật Trọng tài thương mại đối với Hội đồng trọng tài thì Hội đồng có thẩm quyền xem xét yêu cầu đó và áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với các bên tranh chấp.
Điều 49 Luật Trọng tài thương mại quy định: Theo yêu cầu của một trong các bên, Hội đồng trọng tài có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với các bên tranh chấp. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm:
a) Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp;
b) Cấm hoặc buộc bất kỳ bên tranh chấp nào thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định nhằm ngăn ngừa các hành vi ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tố tụng trọng tài;
c) Kê biên tài sản đang tranh chấp;
d) Yêu cầu bảo tồn, cất trữ, bán hoặc định đoạt bất kỳ tài sản nào của một hoặc các bên tranh chấp;
đ) Yêu cầu tạm thời về việc trả tiền giữa các bên;
e) Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.
Các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định rõ ràng trong Điều 49 Luật Trọng tài thương mại
Để thực hiện quyền của mình, bên có yêu cầu phải thực hiện các thủ tục được quy định rõ ở Điều 50 Luật Trọng tài thương mại, cụ thể như sau:
Thứ nhất, nếu có nhu cầu về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, bên yêu cầu phải làm đơn để gửi đến Hội đồng trọng tài. Đơn nói trên phải bao gồm các nội dung chính sau:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Tên, địa chỉ của bên có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
c) Tên, địa chỉ của bên bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
d) Tóm tắt nội dung tranh chấp;
đ) Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
e) Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
Kèm theo đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, bên yêu cầu phải cung cấp cho Hội đồng trọng tài chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó
Thứ hai, theo quyết định của Hội đồng trọng tài, bên có yêu cầu phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Hội đồng trọng tài ấn định tương đương với giá trị thiệt hại có thể xảy ra nếu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng để bảo vệ lợi ích của bên bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá trên sẽ được gửi vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng do Hội đồng trọng tài quyết định.
Thứ ba, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, ngay sau khi bên yêu cầu đã hoàn thành việc bảo đảm theo các quy định trên thì Hội đồng trọng tài sẽ xem xét trong việc đưa ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Nếu không chấp nhận yêu cầu, Hội đồng trọng tài vẫn phải thông báo cho bên yêu cầu bằng văn và phải nêu rõ lý do không chấp nhận.
Thứ tư, việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài phải được thực hiện theo luật định về thi hành án dân sự.
Xem thêm: Các bên tranh chấp mất quyền phản đối khi nào?
Bài viết trên của MCAC đã giải thích cụ thể về thẩm quyền và thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài. Chi tiết xin liên hệ: hotline 0935 925 068 hoặc email contact@mcac.vn.
Cùng MCAC tìm hiểu Quyết định số 786/2022/QĐ-PQTT của Tòa án Nhân dân TP.HCM ngày 07/06/2022 về yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trong vụ tranh chấp giữa Công ty C và Công ty F liên quan đến vi phạm thủ tục tố tụng và chứng cứ giả mạo.
Khám phá các vấn đề pháp lý liên quan đến trọng tài thương mại trong Quyết 08/2022/QĐ-PQTT ngày 25/8/2022 của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội, vụ tranh chấp về Hợp đồng thương mại giữa Công ty BH và Công ty LTD đã nổi bật những điểm quan trọng về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Quyết định này không chỉ làm sáng tỏ quy trình xử lý của Hội đồng Trọng tài mà còn cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách thức bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan.